Nhiều vấn đề thiết thực sẽ được thảo luận tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020

Nhiều vấn đề thiết thực sẽ được thảo luận tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020
(PLVN) - Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) – Sự kiện thường niên của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU (International Telecommunication Union) - sẽ chính thức diễn ra từ ngày 20-22/10/2020, lần đầu tiên được thực hiện theo hình thức trực tuyến, do Việt Nam đăng cai tổ chức.

Bên cạnh Hội nghị Bộ trưởng  các nước thành viên ITU và Triển lãm Thế giới Số, hoạt động trọng tâm của sự kiện này sẽ là Hội thảo Chuyên đề (Forum Sessions) do ITU và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đồng chủ trì, bao gồm 3 phiên chuyên đề (mỗi ngày 1 phiên trong thời gian 90 phút, từ 19h30 – 21h00 hàng ngày).  

Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã khiến chúng ta nhận ra tầm quan trọng hơn bao giờ hết của công nghệ kỹ thuật số trong việc kết nối để phục vụ sức khỏe, công việc, giáo dục, thông tin và liên lạc tại những thời điểm đặc biệt căng thẳng và khó khăn. Covid-19 cũng đã cho thấy rõ sự tương phản giữa các xã hội và cá nhân được kết nối và không được kết nối. Đối với nhiều người, khả năng kết nối tốc độ cao, các công cụ và kỹ năng số đã trở thành giải pháp thiết yếu, cho phép chúng ta tiếp tục làm việc, học tập và thậm chí còn giúp cuộc sống xã hội dễ dàng và thuận tiện hơn trước. Nhưng đối với những người chưa thể tiếp cận, sử dụng hoặc chưa đủ khả năng hưởng lợi từ công nghệ số, tác động của đại dịch là rất lớn. Với khoảng cách số ngày càng rộng, các chính phủ và khu vực tư nhân, cùng với cộng đồng quốc tế cần làm thế nào để huy động các nguồn lực, đầu tư vào việc triển khai mạng, cung cấp các dịch vụ và ứng dụng nhằm thu hẹp khoảng cách số? 

Trong Chuyên đề 1 có chủ đề “Thu hẹp khoảng cách băng rộng: kích thích các khu vực công và tư nhân kết nối những vùng chưa được kết nối”, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý và giám đốc điều hành kỹ thuật của các hãng lớn sẽ cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi: Chiến lược và chính sách tốt nhất để tiếp cận những người chưa được kết nối là gì? Chúng ta có cần mô hình kinh doanh mới, tập trung hơn không? Công nghệ mới hoặc mới nổi có hiệu quả về chi phí nhất /hoặc phù hợp với mục đích là gì? Làm thế nào để cắt giảm chi phí triển khai, vận hành và bảo trì mạng? Làm thế nào để đảm bảo rằng các mạng mới bổ sung cho cơ sở hạ tầng hiện có? Liệu đại dịch hiện tại có đủ tạo đòn bẩy để thúc đẩy nhu cầu, hay là cần các sáng kiến khác? Nếu vậy, phải tiến hành như thế nào, và ai chịu trách nhiệm? Làm thế nào chúng ta có thể đào tạo các kỹ năng kỹ thuật số phù hợp và tạo ra nội dung phù hợp nhất để thúc đẩy nhận thức, nhu cầu và kiến thức kỹ thuật số?

Chuyên đề 2 với chủ đề “Bước vào kỷ nguyên 5G: Nhu cầu, triển khai và yêu cầu” sẽ thảo luận những vấn đề sau: Giá trị quan trọng của 5G là gì? Những ứng dụng nào đang thúc đẩy nhu cầu và việc chấp thuận sử dụng hiện nay? Ai sẽ là người dùng chính của mạng, dịch vụ và ứng dụng - hiện tại và tương lai? Cách tiếp cận chính sách/quy định nào có thể thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và khuyến khích đầu tư? Làm thế nào 5G được sử dụng để giải quyết các nhu cầu cơ bản, thay vì bị giới hạn trong tăng trưởng thương mại và công nghiệp? Các nhà lãnh đạo ngành và các nhà hoạch định chính sách nên giải quyết những mối quan tâm mới trong các lĩnh vực như: phơi nhiễm điện từ trường, các vấn đề về quyền riêng tư và chi phí vận hành mạng 5G như thế nào?

Các diễn giả từ các nhà mạng tiên phong triển khai 5G như Korea Telecom, Viettel và các hãng cung cấp thiết bị hàng đầu như Qualcomm, Nokia cùng đại diện một số cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi nêu trên.

Chuyên đề 3 sẽ tập trung vào các giải pháp bảo mật và quyền riêng tư trên mạng: “Bảo vệ thế giới của chúng ta.” Khi thế giới số ngày càng được kết nối mở rộng, thì khả năng bị tấn công mạng cũng tăng lên ở cấp độ cá nhân, ngành công nghiệp và cả quốc gia. Các vi phạm về bảo mật, cho dù là cố tình khai thác hay ngẫu nhiên, có thể dẫn đến việc lạm dụng và sử dụng sai dữ liệu, có khả năng gây nguy hiểm về tài chính, sức khỏe và cuộc sống cá nhân của chúng ta. Điều này đặc biệt đúng khi đại dịch đã làm chuyển dịch rất nhiều hoạt động kinh doanh và xã hội của chúng ta sang hình thức trực tuyến.

Trong Chuyên đề này, các diễn giả từ các hãng đứng đầu thế giới về an ninh mạng như Kaspersky, McAfee, Microsoft, Dell... và các nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, Viettel, CISCO... cùng với người đứng đầu các cơ quan quản lý về An toàn thông tin sẽ cùng thảo luận: Các biện pháp “Làm sạch mạng” đơn giản có vai trò gì trong việc bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa trên mạng? “Miễn dịch mạng” có khả thi không, và nếu có, nó có thể được thực hiện như thế nào? Có thể sử dụng những công cụ nào khác để giảm thiểu rủi ro trong quá trình trải nghiệm trực tuyến? Vai trò của chính phủ, khu vực tư nhân hoặc hệ thống giáo dục là gì? Với tính chất quốc tế, không biên giới của các luồng dữ liệu, làm cách nào chúng ta có thể thiết kế và thực thi các quy định tốt nhất để bảo vệ người dùng cuối và dữ liệu doanh nghiệp? Làm thế nào để sự hợp tác toàn cầu có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp an ninh mạng hiệu quả?

Tin cùng chuyên mục

Đội ngũ chuyên gia giám sát và ứng cứu tấn công mạng tại Vnetworkhttpswww. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vnetwork.vn)

Xây dựng niềm tin trên không gian mạng

(PLVN) - Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 25/12, các nhà mạng Viettel, VNPT... phải triển khai giải pháp an toàn thông tin trên thiết bị mạng cung cấp tới hộ gia đình, tổ chức để bảo vệ người dùng ở mức cơ bản.

Đọc thêm

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo rằng tội phạm đang tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Từ các vụ lừa đảo tình cảm, đầu tư đến các chiêu trò tuyển dụng giả mạo, AI đang giúp kẻ gian tạo ra các nội dung có độ chân thực cao, khiến nhiều người dễ dàng sập bẫy.

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.