Nhiều vấn đề “nóng” được chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Ngãi cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kỳ họp kỳ họp cuối năm 2024, HĐND tỉnh Quảng Ngãi tập trung chất vấn đề “nóng” như quản lý đầu tư, dự án, khoáng sản, lãng phí đất đai, đảm bảo vệ sinh thực phẩm...

Ngày 9/12, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm), thảo luận và quyết định các nội dung quan trọng, nhằm mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh trong năm 2025.

Phát biểu tại kỳ họp, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tăng trưởng đáng kể.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu khai mạc kỳ họp.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu khai mạc kỳ họp.

Cả 25/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng đạt 4,07%, GRDP bình quân đầu người đạt 4.460 USD/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 2,5%; thu ngân sách vượt chỉ tiêu Trung ương giao (15,5%), ước đạt 29.503 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vượt kế hoạch, nhưng vẫn ở mức thấp so với Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu thấp hơn kế hoạch…

Trong năm, HĐND tỉnh cũng đã tích cực, chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức 8 kỳ họp (1 kỳ họp thường lệ và 7 kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, biểu quyết thông qua 93 nghị quyết theo thẩm quyền.

Quang cảnh kỳ họp.

Quang cảnh kỳ họp.

“Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đây là năm phát sinh nhiều kỳ họp chuyên đề nhất. Trong đó có những cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các nội dung liên quan đến đầu tư công, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên giao thẩm quyền cho HĐND tỉnh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khơi thông những điểm nghẽn lớn để phát triển kinh tế - xã hội,…”, Bí thư Quỳnh Vân nói.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh Quảng Ngãi xem xét các báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi; báo cáo thẩm tra của thường trực HĐND tỉnh, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; kết quả thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2024, dự toán và phương án phân bổ ngân sách năm 2025…

HĐND tỉnh Quảng Ngãi xem xét, thông qua 13 tờ trình, dự thảo nghị quyết kèm theo của UBND tỉnh, 1 tờ trình của thường trực HĐND tỉnh, báo cáo thẩm tra của các ban thuộc HĐND tỉnh Quảng Ngãi.

Các đại biểu tham dự kỳ họp.

Các đại biểu tham dự kỳ họp.

Trong đó, một số nghị quyết được cử tri và người dân quan tâm như: chủ trương đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh; nghị quyết phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2025; chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, về giảm nghèo bền vững, về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cùng nhiều nghị quyết quan trọng khác.

HĐND tỉnh cũng sẽ tổ chức chất vấn trực tiếp tại hội trường. Nội dung chất vấn được lựa chọn, tập trung vào những vấn đề được đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm, gồm: quản lý đầu tư xây dựng; dân tộc, miền núi; vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn, phần nào giúp UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương nhìn nhận lại trách nhiệm, cũng như đưa ra các giải pháp có tính khả thi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương một cách hiệu quả, thực chất hơn.

Phát biểu tại kỳ họp, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự ấn tượng với nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi như thu ngân sách, nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm và đặc biệt là năng suất lao động xã hội tăng 3,9%. Đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và mục tiêu chiến lược để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Thượng tướng Nguyễn Quang Phương cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế từ nội tại của tỉnh. Do đó, ngoài 9 khó khăn đã nêu trong các báo cáo, kỳ họp này, HĐND tỉnh cần phân tích sâu sắc hơn về những hạn chế, khó khăn, bất cập từ phía chủ quan để xác định các giải pháp.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại kỳ họp.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại kỳ họp.

Đồng thời, hiện nay nguồn thu của tỉnh chưa bền vững khi chủ yếu là từ lọc hóa dầu Dung Quất và thu từ đất. Giá dầu biến động giảm khó lường, dư địa không nhiều trong điều kiện thế giới chuyển kinh tế năng lượng sạch; quỹ đất tuy lớn nhưng còn nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện cụ thể nếu không quyết liệt dám nghĩ, dám làm.

Đặc biệt, năm 2025 phải là năm bứt tốc về đích hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm, yêu cầu của Thủ tướng là tỉnh phải đạt tăng trưởng 2 con số thì mới đáp ứng yêu cầu để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc (tăng trưởng GRDP bình quân mỗi năm giai đoạn 2021-2024 đạt 4,6%)

Như vậy năm 2025 phải đạt mức tăng 15,3% trở lên thì mới đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XX tỉnh xây dựng là tăng trưởng 7-7,5%/năm. Theo Nghị quyết năm 2025, kịch bản cao nhất tỉnh xây dựng là tăng 9% thì cũng không đạt chỉ tiêu này. Dù vậy, Thượng tướng cho rằng Quảng Ngãi vẫn phải gắng đạt mức tăng trưởng theo kịch bản cao nhất để tạo bước đà cho giai đoạn mới,

“Cần kiên trì và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm, tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với huy động sức mạnh của toàn thể Nhân dân tỉnh nhà. Xác định rõ điểm nghẽn nào về thể chế thuộc Trung ương, thẩm quyền tỉnh, huyện; xác định các giải pháp đột phá sát với tình hình của tỉnh, không nên quyết tâm và hô hào chung chung”, Thượng tướng Trần Quang Phương nói.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thanh niên tiên phong trong chuyển đổi số ở Bình Dương

Thanh niên tiên phong trong chuyển đổi số ở Bình Dương
(PLVN) - Chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương với thanh niên năm 2025 qua chủ đề "Vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số" . Qua buổi gặp gỡ, đối thoại lãnh đạo tỉnh đã lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và đề xuất, kiến nghị của thanh niên tỉnh nhà về thực hiện công tác chuyển đổi số và kinh tế số của tỉnh Bình Dương giai đoạn hiện nay và thời gian tới .

Chỉ thị 17- CT/TU góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Chỉ thị 17- CT/TU góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
(PLVN) - Chiều 28/3, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến sơ kết thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU và phong trào thi đua thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt trên địa bàn tỉnh.

Kiên Giang: Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Phú Quốc

Kiên Giang: Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Phú Quốc
(PLVN) - Ngày 28/3, Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức sơ kết thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 2222 Công an tỉnh về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Phú Quốc. Đại tá Nguyễn Văn Hận - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang dự và chủ trì hội nghị.

Đồng Nai: Cam kết cải thiện môi trường đầu tư

Đồng Nai: Cam kết cải thiện môi trường đầu tư
(PLVN) -  Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp FDI, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cùng nhiều công ty hạ tầng khu công nghiệp đang hoạt động tại địa phương.

Bình Dương dự kiến giảm 64 đơn vị hành chính cấp xã

Bình Dương dự kiến giảm 64 đơn vị hành chính cấp xã
(PLVN) - Tỉnh uỷ Bình Dương đang dự kiến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị hành chính cấp xã. Hiện tại tổng số đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Bình Dương là 91 đơn vị hành chính, sau sắp xếp còn lại 27 đơn vị giảm 64 đơn vị hành chính cấp xã.

Đoàn công tác tỉnh Hưng Yên xúc tiến đầu tư tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc)

Đoàn công tác tỉnh Hưng Yên xúc tiến đầu tư tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc)
(PLVN) - Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) ngày 27/3, Đoàn công tác tỉnh Hưng Yên do ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và hội đồng xúc tiến đầu tư Trung Quốc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với gần 100 doanh nghiệp tại địa phương này.

'Phát huy bản sắc văn hóa, con người Hải Phòng'

Bà Trần Thị Hoàng Mai - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng phát biểu khai mạc Hội thảo.
(PLVN) -  Sáng 28/3, theo Kế hoạch số 295/KH-UBND của UBND Thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng đã tổ chức Hội thảo “Phát huy bản sắc văn hóa, con người Hải Phòng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố và đất nước”.

Hải Phòng thông tin việc triển khai khung giá thuê nhà ở xã hội

Hội nghị giao ban báo chí chiều 27/3.
(PLVN) - Tại Hội nghị giao ban báo chí vào chiều 27/3, thông tin tới báo chí về khung giá thuê nhà ở xã hội (NOXH) hiện nay, lãnh đạo Sở Xây dựng Hải Phòng khẳng định, quá trình thẩm định giá NOXH, Sở Xây dựng đã yêu cầu các chủ đầu tư căn cứ Khung giá được ban hành để công bố giá thuê nhà ở tại dự án. Giá thuê tại các dự án hiện nay đều nằm trong khung giá được UBND TP ban hành.