Nhiều trường thông báo tăng học phí, sinh viên lo lắng cha mẹ thêm gánh nặng

Nhiều trường đại học đồng loạt dự kiến tăng học phí năm học 2023 – 2024 (Hình ảnh minh họa).
Nhiều trường đại học đồng loạt dự kiến tăng học phí năm học 2023 – 2024 (Hình ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2023, nhiều trường đại học đồng loại tăng học phí khiến không ít sinh viên trăn trở về quá trình học tập tiếp theo. Nhiều thí sinh đứng trước ngưỡng cửa đại học cũng phải đắn đo trong việc chọn ngành, chọn trường, lo cha mẹ thêm vất vả...

Năm học 2023 – 2024, nhiều cơ sở giáo dục thông báo điều chỉnh mức tăng học phí. Theo đó, với chương trình đại trà, chương trình chất lượng cao, học phí sẽ được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 81 của Chính phủ. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, tỷ lệ tăng mức giá dịch vụ không quá 15% năm. Như vậy cũng đồng nghĩa, học phí sẽ tăng theo từng năm

Năm học 2022 – 2023, học phí của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là 18,5 triệu đồng/năm học. Bước sang năm học 2023 - 2024, nhà trường dự kiến mức học phí sẽ giao động từ 19,6 triệu đồng/năm đến 20,3 triệu đồng/năm.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng nâng mức thu học phí hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên hơn 500.000 đồng/tín chỉ với khoá sinh viên năm học 2023 – 2024. Với hệ chất lượng cao, mỗi sinh viên nộp gần 1,5 triệu đồng mỗi tín chỉ, tăng 200.000 đồng/tín so với năm học 2022 – 2023.

Theo thông báo xét tuyển công bố ngày 9/5, Đại học Ngoại thương dự kiến tăng học phí năm học 2023 – 2024 với chương trình đại trà là 25 triệu đồng/năm học, chương trình chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 45 triệu đồng/năm. So với năm học 2022 – 2023 dự kiến tăng 5 triệu đồng/năm.

Trong năm học 2023 – 2024, Học viện Tài chính dự kiến tính học phí cho chương trình chuẩn khoảng 22 - 24 triệu đồng/năm. Chương trình chất lượng cao là khoảng 48-50 triệu đồng/năm. Với diện tuyển sinh theo đặt hàng, mức học phí dự kiến là 42 - 44 triệu đồng/năm.

Từ những năm học sau học phí có thể thay đổi, nếu tăng sẽ không quá 10% so với năm học trước.

Nhận tin trường sẽ tăng học phí, Bùi Thị Thu Bích (sinh viên năm 3, Đại học Công nghiệp Hà Nội) lo lắng tìm cách thích ứng.

"Điều kiện gia đình không khá giả, bố mẹ em đã rất khó khăn để lo tiền sinh hoạt hàng ngày và tiền đóng học mỗi kỳ. Nay học phí tăng, bố mẹ vất vả hơn. Em sẽ đi làm thêm ngoài giờ học để giảm bớt gánh nặng giúp bố mẹ", Bích cho biết.

Cùng tâm trạng như Bích, Ngô Đức Chung, nam sinh viên năm nhất Trường Đại học Giao thông Vận tải dự tính: "Học phí cao cộng thêm chi phí sinh hoạt đắt đỏ, em sẽ phải thắt chặt chi tiêu hàng ngày để dành dụm tiền hàng tháng, như vậy bố mẹ sẽ không phải trợ cấp quá nhiều. Em định rủ thêm bạn về ở cùng để giảm bớt tiền phòng hàng tháng. Mặc dù phòng nhỏ, ở 3 sẽ rất chật chội nhưng không còn cách nào khác".

Học phí tăng không chỉ là nỗi lo của sinh viên mà còn trở thành nỗi trăn trở của nhiều thí sinh đứng trước ngưỡng cửa đại học.

Có dự định thi vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, tuy nhiên sau khi nhà trường thông báo về việc tăng học phí trong năm học mới, Nguyễn Hữu Đạt (Khoái Châu, Hưng Yên) phải cân nhắc lại lựa chọn của mình.

"Nếu học phí tăng quá cao em sẽ phải lựa chọn một trường khác có mức học phí phù hợp hơn. Chi phí sinh hoạt tại Hà Nội vốn đã đắt đỏ bây giờ học phí lại tăng thêm, với điều kiện kinh tế của gia đình em có thể sẽ không đảm bảo được", Đạt nói.

Đọc thêm

Công bố cấu trúc đề thi 3 môn tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sở GD&ĐT TP HCM mới công bố cấu trúc và yêu cầu đánh giá của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập sẽ giữ nguyên 3 môn thi bắt buộc như các năm trước là Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. 

Hà Nội cảnh báo học sinh dùng đồ ăn, uống không rõ nguồn gốc

Một số học sinh có biểu hiện ngộ độc sau khi dùng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ngoài cổng trường được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thanh Oai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Liên quan đến sự việc nhiều học sinh Trường THCS Bình Minh (Thanh Oai) có biểu hiện nghi ngộ độc khi sử dụng nước ngọt được phát miễn phí gần cổng trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra cảnh báo chung, học sinh trên địa bàn thành phố không sử dụng các sản phẩm phát, tặng không rõ nguồn gốc.

Đưa học viên cao học đi thực tế chính trị- xã hội

Đoàn Học viên cao học Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện báo chí và Tuyên truyền đầu tiên được đi thực tế cơ sở trong quá trình đào tạo trong buổi làm việc tại huyện Lý Nhân (Hà Nam)
(PLVN) -  "Chuyến đi là cơ hội để các học viên, giảng viên của khoa trực tiếp quan sát, tìm hiểu các chính sách đang được triển khai tại cơ sở", PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia sẻ.

Khơi dậy niềm đam mê lịch sử từ phương pháp giáo dục đổi mới tại Dewey

Khơi dậy niềm đam mê lịch sử từ phương pháp giáo dục đổi mới tại Dewey
(PLVN) -  Lịch sử từ lâu đã được xem là một môn học khô khan, thiếu sự thu hút nhưng tại trường Dewey, môn học này lại trở thành một trong những môn yêu thích của học sinh . Sự thay đổi này đến từ việc áp dụng những phương pháp giảng dạy sáng tạo, giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn sống cùng lịch sử, thấu hiểu sâu sắc giá trị của những trang sử vàng son của dân tộc.

Ngày khai giảng 'lần hai' sau bão lũ

Giáo viên, phụ huynh nhanh chóng dọn dẹp trường học sau bão. (Nguồn: Phòng GD&ĐT Bát Xát)
(PLVN) - Chỉ chưa đầy một tuần sau ngày khai giảng 5/9, nhiều trường học ở miền Bắc phải cho học sinh tạm nghỉ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi). Sau khi cơn bão qua đi, các em học sinh được cắp sách quay lại trường. Buổi tựu trường lần hai để lại nhiều cảm xúc cho tất cả giáo viên, học sinh ở những vùng bị bão lũ quét qua.

Phụ huynh cần là 'bộ lọc' mạng xã hội cho trẻ

Phụ huynh cần dành thời gian để cùng con khám phá thế giới giải trí trực tuyến. (Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: St)
(PLVN) - Theo các chuyên gia tâm lý, để bảo trẻ phải từ bỏ mạng xã hội là điều không thực tế với xu thế của đời sống ngày nay. Thay vào đó, phụ huynh cần phát huy vai trò định hướng, là “bộ lọc” cho con mình, đặc biệt với thực trạng các sản phẩm giải trí độc hại núp bóng “dành cho trẻ em” đang xuất hiện nhan nhản.