Nhiều trường mầm non tư thục ngưng hoạt động, giáo viên đôn đáo tìm kế sinh nhai

Cô giáo phải đi bán cam trong thời gian học sinh nghỉ học.
Cô giáo phải đi bán cam trong thời gian học sinh nghỉ học.
(PLVN) - Học sinh được nghỉ do dịch Covid- 19, nhiều trường tư thục không có nguồn thu đã phải đóng cửa. Đời sống của giáo viên trường tư thục ngày càng khó khăn phải bán hàng online, bán giày dép, nấu nước bán thêm…

Trường mầm non tư thục tạm dừng hoạt 

Trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều trường mầm non tư thực gặp nhiều khó khăn. Tiền thuê mặt bằng, chi trả bảo hiểm, trả lương cho giáo viên mầm non cũng “ngốn” hàng trăm triệu đồng/tháng. Vì vậy, một số hiệu trưởng, chủ trường mầm non tư thục chọn phương án tạm dừng hoạt động. 

Mới đây, Trường mầm non Cô Tiên (thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) ra thông báo đến phụ huynh tạm ngưng hoạt động từ ngày 1/3/2020. Lý do trường đưa ra là trường mầm non Cô Tiên không đủ điều kiện để chi trả bảo hiểm, trả lương cho giáo viên trong thời gian nghỉ dịch bệnh, vì không có nguồn thu.

Trường mầm non thông báo tạm ngưng hoạt động.
 Trường mầm non thông báo tạm ngưng hoạt động.

Theo cô Thủy Tiên, chủ trường mầm non Cô Tiên: “Nếu có hết dịch, quay trở lại hoạt động thì cũng không đủ giáo viên để làm nữa. Nghề giáo viên mầm non vốn dĩ đã rất áp lực. Nên sau khi dịch bệnh kéo dài mà có hết đi nữa, các cô cũng khó quay lại nghề do đã kiếm được một nghề khác thu nhập ổn định hơn”.

Đồng hoàn cảnh trên, trường mầm non Việt Mỹ (đường Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành, quận 12, TP HCM) cũng thông báo tạm, ngưng hoạt động từ ngày 1/3/2020. Nhà trường thông báo sẽ trả lại hồ sơ, học phẩm của các bé trong các buổi sáng, bắt đầu từ ngày 9/3 đến hết ngày 14/3/2020.

Giáo viên "cầm cự" trong mùa dịch Covid – 19

Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên, không ít chủ trường phải chấp nhận lỗ, cầm cự hoạt động của trường mầm non. Như trường hợp của cô Thùy Linh – Chủ đầu tư trường mầm non Cho Con (Đồng Nai) chia sẻ phải bán xe ô tô của gia đình được hơn 100 triệu để cầm cự hoạt động của trường.

Hay một số hiệu trưởng chấp nhận cho giáo viên trả nhà trọ chuyển đến ở trường mầm non trong thời gian các bé nghỉ học. Như trường hợp của cô Nguyễn Hoàng Lăng Viên (Hiệu trưởng trường mầm non Mỹ Đức, TP HCM).

Theo cô Viên, để tạo điều kiện cho giáo viên có thêm thu nhập, đích thân cô đóng vai thương lái về quê lấy cam, xoài, măng cụt…  mang lên cho các cô bán. Một số cô khác thì ban ngày đến nhà phụ huynh giữ con, tối lại về trường ở…

Một số giáo viên mầm non mặc dù được số tiền hỗ trợ từ nhà trường nhưng vẫn không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, nhiều cô chuyển hướng sang kinh doanh. Từ bán các sản phẩm túi xách, giày dép… trên trang cá nhân Facbook để có thêm thu nhập đến nhập hàng rau, củ, quả sạch… dưới quê để bán kiếm lời các cô đều làm chỉ để “cầm cự” trong thời gian chờ học sinh trở lại trường. 

Cô giáo mầm non dựng quầy bán nước ngay trước cổng trường.
Cô giáo mầm non dựng quầy bán nước ngay trước cổng trường.

Cô Thanh Thị Kim Anh (23 tuổi, quê Bình Thuận) cho biết, do nghỉ học dài ngày nên các cô bàn nhau nấu nước, mua thêm nước rửa tay, giày dép, áo quần về bán để kiếm thêm. Để bắt mắt, các cô nhờ chú bảo vệ dựng lều rồi trang trí thêm cho đẹp, những thanh tre nhỏ, lá dừa lợp mái… đều tận dụng từ lễ hội mùa xuân trước tết của trường. 

Trong khi đó, cô giáo Bích Phương (SN 1996, quê Gia Lai) cùng đồng nghiệp dựng tấm biển “giải cứu giáo viên mầm non” tại trường Mầm non tư thục Ngôi nhà trẻ thơ ở quốc lộ 1A, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP HCM.

Giải thích về tấm biển, cô Phương cho biết: “Mình và các cô đặt bảng này chủ yếu là để vui thôi. Mình thấy nhiều nơi giải cứu nông sản như sầu riêng, dưa hấu, thanh long… nên mới nghĩ ra dòng chữ này. Trong mùa dịch, các con không đi học, nên các cô giáo nghĩ cách bán thêm gì đó để kiếm thu nhập. 'Giải cứu' là mong mọi người đến ủng hộ quầy nước của tụi mình chứ không có nghĩa gì sâu xa hết”.

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.