Nhiều trẻ xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ khuyến cáo đề phòng biến chứng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận nhiều bệnh nhi xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ khuyên cáo nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhi nam 14 tuổi, có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị khoảng vài tháng nay, đau chủ yếu khi đói, kèm theo ợ hơi. Trước vào viện 5 ngày, trẻ đi ngoài phân đen kèm theo triệu chứng chóng mặt tăng dần. Khi nhập viện, trẻ có triệu chứng thiếu máu rõ, da xanh, niêm mạc nhợt... Trẻ được chỉ định truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày tá tràng phát hiện ổ loét hành tá tràng kích thước 5mm. Sau 7 ngày điều trị, trẻ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn ngoại trú.

Trường hợp thứ là bệnh nhi nam là 12 tuổi, không có tiền sử bất thường, vào viện vì nôn máu đỏ tươi khoảng 300ml và chóng mặt nhiều. Trẻ có triệu chứng thiếu máu rõ, da xanh, niêm mạc nhợt. Bệnh nhi được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu cho kết quả ổ loét mặt trước hành tá tràng kích thước 5mm. Sau 8 ngày điều trị, trẻ ổn định, không có biểu hiện tái xuất huyết và được xuất viện.

Trường hợp thứ ba là bệnh nhi nữ 9 tuổi, không có tiền sử bất thường, vào viện vì nôn ra dịch nâu và chóng mặt. Sau đó bệnh nhi được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu thấy hành tá tràng có ổ loét kích thước khoảng 1cm, bờ phù nề, đáy có cục máu đông. Bác sĩ nội soi tiến hành phá cục máu đông, sau 8 ngày điều trị, trẻ được ra viện và dùng thuốc theo đơn ngoại trú.

Theo bác sĩ Phạm Văn Dương - Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trẻ em ít gặp bệnh lý dạ dày - tá tràng hơn người lớn, vì dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách. Tuy nhiên vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.

Nếu viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có xuất huyết tiêu hóa. Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân lưu ý một số thói quen trong chế độ sinh hoạt như: Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia; Hạn chế thức ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ; Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh; Không cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử trong khi ăn; Không gây áp lực cho trẻ về cuộc sống, sinh hoạt, học tập, nên tạo tâm lý thoải mái qua đó giúp cho việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.

Đồng thời cần chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính, nên ăn đúng giờ. Chia nhỏ bữa trong ngày, không để quá đói hoặc ăn quá no. Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kĩ.

Nếu trẻ bị một số biểu hiện như đau bụng dai dẳng, chóng mặt, da xanh, nôn máu, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, chậm tăng cân…, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Đọc thêm

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.