Nhiều trẻ ở Hà Nội mắc bệnh tay - chân - miệng nhập viện

Bàn chân em bé xuất hiện các nốt bóng nước đặc thù của bệnh tay - chân - miệng.
Bàn chân em bé xuất hiện các nốt bóng nước đặc thù của bệnh tay - chân - miệng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ghi nhận 80 em bé mắc bệnh tay - chân - miệng trong tuần qua, nhiều ca nhập viện tình trạng nặng.

Có 6 ổ dịch tay - chân - miệng xuất hiện trong tuần qua, chủ yếu lây nhiễm ở trường mầm non, mẫu giáo, theo báo cáo của CDC, ngày 17/4. Trong đó, huyện Ba Vì có 3 ổ dịch, tiếp theo là Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai.

Từ đầu năm đến nay, TP ghi nhận 378 ca tay - chân - miệng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ 5 ca.

Tại Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Đa khoa Hà Đông, hiện mỗi ngày tiếp nhận khoảng 10-15 trẻ tay - chân - miệng khám ngoại trú và 5-7 ca điều trị nội trú, có trẻ diễn biến nặng. Theo đại diện BV, số ca tay - chân - miệng tăng từ tuần qua, trước đó chỉ vài trường hợp khám mỗi ngày. Còn tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi Trung ương, gần 40 bé nhập viện trong hai tuần cuối tháng 3, một số diễn tiến nhanh, nặng, biến chứng nguy hiểm.

Theo các bác sĩ, thời tiết nồm ẩm, thay đổi thất thường làm tăng bệnh tay - chân - miệng. Bệnh do virus Ev71, dễ lây và hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ ở trường mầm non, mẫu giáo rất dễ lây sang nhau. Trẻ mắc bệnh, biểu hiện đầu tiên là sốt, biếng ăn, nôn trớ, sau sốt xuất hiện các nốt bóng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bắp chân - nốt đặc thù của tay - chân - miệng.

Trả lời báo chí, bác sĩ Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, BV Đa khoa Hà Đông, giải thích trẻ em sức đề kháng yếu, khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân chưa có nên dễ mắc bệnh tay - chân - miệng hơn người lớn.

Người nhà cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ thông qua dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Trẻ bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế khám. Người nhà không nên tự điều trị cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian, có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ.

Đa số trẻ bệnh tay - chân - miệng nổi bóng nước hồng ban ở lòng bàn tay, chân. Một số em gặp biến chứng với những biểu hiện bên ngoài kín đáo hơn nhưng thường đã chuyển biến nặng độ 3, 4.

Bác sĩ Kim Anh khuyến cáo người nhà đưa trẻ đến BV khám nếu sốt cao ngày thứ hai. Vào BV, bé có thể được test nhanh COVID-19, test nhanh kháng nguyên sốt xuất huyết, khám lâm sàng các nốt trên tay, chân hay niêm mạc, để loại trừ trước khi chẩn đoán tay - chân - miệng.

Bệnh tay - chân - miệng chưa có vaccine phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, hiện chủ yếu điều trị triệu chứng. Virus gây bệnh có thể sống ở tay nắm cửa, lưu giữ trên đồ chơi, bàn học rất lâu. Bệnh cũng lây qua tiếp xúc giọt bắn, dịch tiết. Do đó, khi gia đình hay trường học có trẻ mắc tay - chân - miệng, cần lau dọn sát khuẩn đồ đạc, vật dụng mà bé bệnh từng tiếp xúc; cách ly bé để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Hà Nội đang nổi lên một số bệnh truyền nhiễm, như COVID-19, thủy đậu, sốt xuất huyết, tay - chân - miệng. Sở Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, khử khuẩn, tiêm chủng đầy đủ các bệnh đã có vaccine để phòng ngừa.

Đọc thêm

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.