Nhiều tỉnh, thành áp dụng mức học phí mới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh/thành trên cả nước đã thông qua mức học phí năm học mới, mức này căn cứ theo khung học phí năm học 2022-2023 của Chính phủ tại Nghị định 81.

Tháng 7/2023, HĐND Thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 04 quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô.

Theo đó, mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội năm học 2023-2024 cụ thể như sau:

Vùng thành thị (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các phường và thị trấn) mức thu 4 cấp là 300.000 đồng/học sinh/tháng;

Vùng nông thôn (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã, trừ các xã miền núi) mức thu 3 cấp là 100.000 đồng/học sinh/tháng, cấp trung học phổ thông là 200.000 đồng/học sinh/tháng;

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn xã miền núi) mức thu 3 cấp là 50.000 đồng/học sinh/tháng, cấp trung học phổ thông là 100.000 đồng/học sinh/tháng. Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến bằng 75% mức thu trên.

Ngoài ra, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2023-2024 được quy định là từ 5.100.000 đồng/tháng đến 6.100.000 đồng/tháng, theo từng cấp học.

HĐND thành phố Đà Nẵng cũng đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông năm học 2023-2024. Theo đó, hỗ trợ 100% học phí mức thu học phí công lập 2023-2024 do HĐND thành phố quy định, hỗ trợ trong 9 tháng của năm học 2023-2024.

Các đối tượng được giảm học phí theo các chính sách của Trung ương và thành phố được cấp bù phần hỗ trợ cho bằng 100% mức thu học phí công lập 2023-2024. Không áp dụng hỗ trợ cho trẻ em mầm non, học sinh các trường phổ thông được miễn học phí theo chính sách của Trung ương và thành phố.

Nghị quyết không áp dụng đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông thuộc cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

Dự kiến kinh phí hỗ trợ năm học 2023-2024 theo mức thu (mức sàn) quy định tại Nghị định số 81/2021 là hơn 408,2 tỷ đồng.

HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 24/7 đã ban hành Nghị quyết số 13 quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2023-2024, có hiệu lực từ ngày 1/8. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 giữ nguyên như mức thu học phí được áp dụng trong năm học 2022-2023.

Năm học 2023 - 2024, mức học phí của học sinh tại Bắc Ninh được tính bằng mức sàn theo quy định tại Nghị định số 81 ngày 27/8/2021 của Chính phủ và mức học phí này được giữ ổn định 3 năm từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2025 - 2026. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí chênh lệch mức học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập do tăng so với năm học 2021 - 2022 theo quy định.

HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2023-2024 như sau: Học phí mầm non, khu vực thành thị năm học 2023-2024 là 320.000 đồng/tháng; Khu vực nông thôn là 130.000 đồng/tháng; Khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi là 95.000/tháng.

Học phí THCS (bao gồm cả bổ túc THCS), khu vực thành thị là 320.000 đồng/tháng; Khu vực nông thôn là 105.000 đồng/tháng; Khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi là 55.000 đồng/ tháng.

Học phí THPT (bao gồm cả giáo dục thường xuyên cấp THPT), dao động từ 105.000 đồng đến 320.000 đồng tùy khu vực...

Học sinh học trực tuyến từ 13 ngày/tháng trở lên, thu học phí bằng 80% mức thu học trực tiếp.

Như vậy, học phí của tỉnh Bắc Giang cao hơn mức sàn mà Nghị quyết 81 của Chính Phủ ban hành.

Đọc thêm

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.

Cùng “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gieo mầm hy vọng

Em Lò Ngọc Tuệ Lâm đại diện trẻ em huyện Nậm Nhùn, Lai Châu đưa ra ý kiến về việc bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp cận thuốc lá điện tử. (Nguồn: Plan International Việt Nam)
(PLVN) - Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu Quốc hội, HĐND với trẻ em tỉnh Lai Châu vừa được Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Lai Châu phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và tổ chức Plan In- ternational Việt Nam vùng Lai Châu tổ chức đầu tháng 6/2025, ấn tượng của các bác, cô chú người lớn là sự tự tin của các em nhỏ tham gia phiên đối thoại.