Nhiều tiềm năng phát triển các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế

Quang cảnh Hội thảo (ảnh:VIAC)
Quang cảnh Hội thảo (ảnh:VIAC)
(PLVN) - Cùng sự biến động của kinh tế khu vực và thế giới, vai trò của trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) ngày càng quan trọng nhờ hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí…

Ngày 11/01/2024, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) phối hợp cùng Liên đoàn Luật sư Thái Bình Dương (Inter-Pacific Bar Association – IPBA) tổ chức Hội thảo “Chiến lược giải quyết tranh chấp cho DN khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Trọng tài quốc tế và những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Ánh Dương – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VIAC cho biết, cùng sự biến động của kinh tế khu vực và thế giới, vai trò của trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) ngày càng quan trọng nhờ hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

“Với vai trò là một trung tâm trọng tài hàng đầu Việt Nam, VIAC luôn hướng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trọng tài, đồng thời, tổ chức các hoạt động xúc tiến, thúc đẩy sự phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế tại Việt Nam và quốc tế…”- ông Dương nhấn mạnh.

Diễn giải tại Hội thảo (ảnh: VIAC)

Diễn giải tại Hội thảo (ảnh: VIAC)

Với việc phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức Hội thảo, theo ông Vũ Ánh Dương, đây là diễn đàn để các luật sư, trọng tài viên, người sử dụng trọng tài đối thoại, trao đổi về cách thức để trọng tài có thể trở thành một phần trong chiến lược của DN và nhà đầu tư khi tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

“Đây cũng là mục tiêu của IPBA khi phối hợp với các tổ chức trọng tài khu vực để tổ chức các hoạt động xúc tiến ADR…”-Luật sư Vũ Ánh Dương khẳng định.

Hội thảo gồm hai nội dung chính: “Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Góc nhìn tổng quan tại Nhật Bản và Việt Nam” và “Trọng tài và ADRs trong hoạt động đầu tư xuyên biên giới thông qua các dự án Mua bán & sáp nhập và Phát triển cơ sở hạ tầng”.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Tezuka Hiroyuki – Giám đốc Trung tâm Hòa giải Quốc tế Nhật Bản (JIMC-Kyoto), Luật sư thành viên Công ty Luật Nishimura & Asahi dẫn kết quả khảo sát được thực hiện với một số trung tâm trọng tài tại châu Á, (VIAC, SIAC, HKIAC) cho biết, trong năm 2022, các trung tâm này đều tiếp nhận hàng trăm vụ việc mới, và 2 trung tâm trọng tài tại châu Á được xếp hạng trong Top 3 trung tâm trọng tài được lựa chọn nhiều nhất trên thế giới.

“Điều này cho thấy sự phát triển và tăng tốc đáng kinh ngạc của các trung tâm trọng tài châu Á, khẳng định hiệu quả của trọng tài thương mại. Với những ưu điểm như bảo mật, linh hoạt, phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm,... các DN đang ngày càng quan tâm và chú trọng tìm hiểu trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, hòa giải thương mại cũng là một phương thức dần trở nên phổ biến, sau khi Công ước Singapore về hòa giải thương mại được ký kết vào năm 2020…”- ông Tezuka Hiroyuki chia sẻ.

Ông Tezuka Hiroyuki – Giám đốc Trung tâm Hòa giải Quốc tế Nhật Bản (JIMC-Kyoto), Luật sư thành viên Công ty Luật Nishimura & Asahi

Ông Tezuka Hiroyuki – Giám đốc Trung tâm Hòa giải Quốc tế Nhật Bản (JIMC-Kyoto), Luật sư thành viên Công ty Luật Nishimura & Asahi

Dẫn báo cáo của Bộ KH&ĐT, ông Nguyễn Mạnh Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIART) thuộc VIAC, Trọng tài viên VIAC cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận nhiều đối tác quan trọng trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Trong bối cảnh đó, ADR tại Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực. Số liệu từ Bộ Tư pháp ghi nhận số lượng trọng tài viên tại Việt Nam là 1000 trọng tài viên, hoạt động tại 45 trung tâm trọng tài trên toàn quốc, cùng với đó là 100 hòa giải viên trực thuộc 17 trung tâm hòa giải.

Riêng tại VIAC, trong năm 2023 vừa qua đã tiếp nhận hơn 400 vụ việc mới, với giá trị vụ tranh chấp lớn nhất lên tới 270 triệu USD.

“Để có được những thành tựu ấn tượng này, không thể không kể tới sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước trên nhiều phương diện, bao gồm: dự thảo sửa đổi Luật Trọng tài thương mại với nhiều thay đổi để ngày càng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế; sự hỗ trợ của hệ thống của Tòa án…”- ông Dũng chia sẻ.

Hội thảo là diễn đàn để các luật sư, trọng tài viên, người sử dụng trọng tài đối thoại, trao đổi về cách thức để trọng tài có thể trở thành một phần trong chiến lược của DN và nhà đầu tư khi tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Hội thảo là diễn đàn để các luật sư, trọng tài viên, người sử dụng trọng tài đối thoại, trao đổi về cách thức để trọng tài có thể trở thành một phần trong chiến lược của DN và nhà đầu tư khi tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Theo ông Dũng, với những chuyển biến tích cực như trên, ADR tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, như việc kết hợp hòa giải và trọng tài trong quy trình liên thông Arb - Med - Arb đang được triển khai tại VIAC và VMC; sự phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp chuyên biệt cho các lĩnh vực, ví dụ như Ban Phân xử tranh chấp (DAB) trong tranh chấp xây dựng.

Tại Hội thảo, đại diện VIART cũng đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp lý và chính sách, hướng tới mục tiêu phát triển ADR tại Việt Nam.

Theo ông Phan Trọng Đạt – Quyền giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC, hiện trên thế giới các DN đang có xu hướng tích hợp điều khoản kết hợp các phương thức giải quyết tranh chấp ADRs trong hợp đồng. Bên cạnh đó, các trung tâm trọng tài cũng có xu hướng đa dạng hóa sản nhằm đáp ứng nhu cầu của DN.

“Nắm bắt được xu thế trên, VMC đã phát triển hai sản phẩm dịch vụ kết hợp mới, bao gồm quy trình kết hợp Hòa giải – Trọng tài (Med-Arb), và quy trình kết hợp Trọng tài – Hòa giải – Trọng tài (Arb-Med-Arb). Đây là các sản phẩm đặc thù, thể hiện ở cơ chế phối hợp giữa VIAC và VMC trong khi hai thủ tục tố tụng trọng tài và thủ tục hòa giải được tiến hành độc lập và song song. Với các ưu điểm về kết quả, chi phí cũng như thời gian giải quyết tranh chấp, VMC kỳ vọng các sản phẩm kết hợp trên sẽ đáp ứng được nhu cầu của DN trong thời gian tới…”- Quyền Giám đốc VMC chia sẻ.

Ông Diệp Hoàng luật sư thành viên của Công ty Luật TNHH Dilinh, đại diện của Việt Nam tại Hiệp hội Luật sư Châu Á-Thái Bình Dương (IPBA) cho biết IPBA là hiệp hội của các luật sư chuyên về kinh doanh và thương mại, những người làm việc và có nhiều mối quan tâm tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

IPBA được thành lập vào tháng 4/1991 và hiện nay có hơn 1.500 thành viên từ hơn 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Một hoạt động quan trọng của IPBA là Hội nghị thường niên của IPBA. Hội nghị này là nơi các luật sư gặp gỡ để thảo luận về các vấn đề luật pháp, kinh doanh và chính sách ảnh hưởng đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm nay, Hội nghị sẽ được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 24 đến ngày 27/4. Nước chủ nhà Nhật Bản hiện đang tích cực quảng bá Hội nghị đã cử ông Hiroyuki Tezuka, luật sư thành viên của Hãng luật Nishimura & Asahi, văn phòng Tokyo tới TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để quảng bá sự kiện.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.