Nhiều thí sinh 'thở phào' vì đề Văn thi tốt nghiệp THPT dễ

Thí sinh vui vẻ, thoải mái vì môn thi đầu tiên không quá khó
Thí sinh vui vẻ, thoải mái vì môn thi đầu tiên không quá khó
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều thí sinh Hà Nội hoàn thành môn đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 với tâm trạng thoải mái vì đề không quá khó. Một cô giáo trẻ đến rất sớm động viên học trò của mình rồi chờ các em thi xong để chia vui...
Mới 9h30, rất nhiều phụ huynh bồn chồn ngóng con trước cổng trường THPT Chu Văn An

Mới 9h30, rất nhiều phụ huynh bồn chồn ngóng con trước cổng trường THPT Chu Văn An

Đúng 9h35, tiếng trống kết thúc môn thi Ngữ Văn vang lên,

Đúng 9h35, tiếng trống kết thúc môn thi Ngữ Văn vang lên,

Những học sinh hoàn thành bài sớm nhất bước ra từ điểm thi...

Những học sinh hoàn thành bài sớm nhất bước ra từ điểm thi...

Là một trong những thí sinh ra phòng thi đầu tiên, Vũ Hữu Duy (học sinh trường THPT Đông Đô) hào hứng chia sẻ: "Năm nay em đăng kí 4 nguyện vọng, ở trường Đại học Tài nguyên môi trường, trường Đại học Nội Vụ và Đại học Mỏ. Đề văn sáng nay dễ, không phải sở trường của em nhưng em nghĩ ít nhất cũng được khoảng 5 đến 6 điểm".

Thí sinh đánh giá đề văn năm nay khá dễ

Thí sinh đánh giá đề văn năm nay khá dễ

Đề văn kỳ thi THPT năm 2021

Đề văn kỳ thi THPT năm 2021

Nguyễn Phương Duy, cùng học THPT Đông Đô, cũng cho rằng đề năm nay "dễ thở" với nhiều thí sinh, trừ những người "ôn tủ" không trúng. Duy tự tin có thể được 7 điểm.

Mẹ vội chạy đến hỏi han, tiếp nước cho con khi thi xong

Mẹ vội chạy đến hỏi han, tiếp nước cho con khi thi xong

Bạch Ngọc Anh, học sinh trường THPT Tây Hồ cũng thấy đề Văn năm nay vừa sức. "Em không thấy phần nào trong đề khó cả. Bài nghị luận văn học em nghĩ nhiều bạn ôn tủ sẽ bất ngờ. Còn bài nghị luận xã hội bám sát với thực tế, sống cống hiến phù hợp với tình hình hiện tại", Ngọc Anh nói.

Cô giáo trẻ Đặng Thị Hồng Thắm, chủ nhiệm lớp 12D5 và 12D6 của trường THPT Đông Đô, có mặt ở điểm thi từ 6h để động viên học trò.

Cô giáo Đặng Thị Hồng Thắm vui vẻ chụp ảnh với học trò sau giờ thi môn Ngữ Văn.

Cô giáo Đặng Thị Hồng Thắm vui vẻ chụp ảnh với học trò sau giờ thi môn Ngữ Văn.

"Đây là lớp đầu tiên tôi chủ nhiệm. Hôm nay các con thi kì thi quan trong nhất của đời học sinh, tôi rất lo lắng cho các con. Tôi mong muốn rằng với sự hiện diện của mình tại đây sẽ là nguồn động viên với các em. Tôi hồi hộp suốt thời gian thi nhưng cũng vui vì các con ra đều báo là làm được bài", cô Thắm bộc bạch. "Trước diễn biến của dịch bệnh, tôi dặn học sinh ôn thi thật kĩ, đọc cẩn thận đề, không để lạc đề. Khi đến phòng thi thực hiện tốt công tác phòng dịch, làm bài cố gắng đến tận phút cuối cùng, đặc biệt là không được vi phạm quy chế thi"

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!