Nhiều thanh, thiếu niên phải cắt bỏ 'của quý'

Các bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thống kê của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho thấy, từ tháng 9/2021 - 3/2022, tại Trung tâm nam học của bệnh viện đã tiếp nhận 9 trường hợp xoắn tinh hoàn, trong đó chỉ bảo tồn được 2 trường hợp, còn lại 7 nam giới phải cắt bỏ.

Đặc biệt chỉ trong 2 ngày gần đây, 5-6/4/2022, liên tiếp có 2 bệnh nhân xoắn tinh hoàn đến bệnh viện muộn phải cắt bỏ tinh hoàn.

Đáng chú ý, độ tuổi trung bình của các bệnh nhân nhập viện do xoắn tinh hoàn là rất trẻ, khoảng 17 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 14 tuổi và lớn nhất là 24 tuổi. Việc phải cắt bỏ tinh hoàn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, cuộc sống về sau.

PGS. TS Nguyễn Quang - Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cho biết, các trường hợp xoắn tinh hoàn nhập viện, bác sĩ đều cố gắng cao nhất để cứu tinh hoàn. Tuy nhiên, việc nhập viện muộn khi tinh hoàn đã tím đen, không có khả năng bảo tồn.

Đây là một cấp cứu nam khoa thường gặp chiếm khoảng 17% các trường hợp đau bìu cấp tính, 90% thường gặp ở lứa tuổi từ 13 đến 21. Bệnh xảy ra khi tinh hoàn di động xoay quá mức quanh thừng tinh dẫn đến tắc nghẽn hệ thống mạch máu.

Xoắn tinh hoàn gây thiếu máu kéo dài dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ "đạn", ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục, sinh sản sau này. Đặc biệt, đây là một cấp cứu nam học cần được điều trị phẫu thuật cấp cứu sớm trong 6 giờ đầu.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bệnh nhân đến viện muộn vì tự theo dõi cơn đau, hay đã đi khám nhưng bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác như viêm tinh hoàn, dẫn đến điều trị chậm trễ, phải cắt tinh hoàn..

"Bệnh nhân xoắn tinh hoàn thường bị đánh thức trong giấc ngủ bởi một cơn đau nhói ở bìu. Do vậy nam giới cần đi khám ngay khi có các triệu chứng đau đột ngột ở vùng bìu" - PGS Nguyễn Quang khuyến cáo.

Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện như: đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn (do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc hoàn toàn lượng máu đến tinh hoàn), bìu sưng to đau, đau có thể lan lên phía trên, tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn.

Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.

Thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn chỉ gồm 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu can thiệp trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn. Đến trong khoảng từ 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% và trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu. Trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn.

Điều đáng lưu ý là do phát hiện muộn, có nhiều trẻ bị xoắn tinh hoàn đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng sản và nội tiết tố nam.

Mổ xoắn tinh hoàn là phẫu thuật ít phức tạp và ít xâm lấn. Phẫu thuật được tiến hành như sau: đầu tiên bác sĩ sẽ rạch da bìu; sau đó tháo xoắn thừng tinh; khâu cố định tinh hoàn vào bìu để phòng trường hợp tinh hoàn bị xoay.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.