Nhiều thách thức giáo dục mầm non phải đối mặt

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại phiên họp.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, mặc dù còn nhiều khó khăn, song trong 10 năm qua giáo dục mầm non đã có những bước chuyển mình, đổi mới để đóng góp vào thành quả đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống giáo dục quốc dân.

Chiều 28/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh chủ trì phiên họp của Tiểu ban Giáo dục mầm non, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực để đánh giá 10 năm giáo dục mầm non thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo “Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 trong lĩnh vực giáo dục mầm non” trên cơ sở tổng hợp, đánh giá của Bộ GD&ĐT và báo cáo của các địa phương. Các đại biểu cho rằng, cần phải tập trung làm nổi bật kết quả mà giáo dục mầm non đã đạt được trong 10 năm qua theo tinh thần Nghị quyết 29.

Bên cạnh đó, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm trong đổi mới giáo dục mầm non theo tinh thần của Nghị quyết 29. Theo các đại biểu, vấn đề cần tập trung trong kiến nghị đó là tìm giải pháp để thu hút, bồi dưỡng nâng cao đời sống của giáo viên mầm non.

Quang cảnh phiên họp

Quang cảnh phiên họp

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao ý kiến góp ý của các Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, các thành viên của Tiểu ban Giáo dục mầm non và các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục.

Thứ trưởng nhấn mạnh, mặc dù còn nhiều khó khăn, song trong 10 năm qua giáo dục mầm non đã có những bước chuyển mình, đổi mới song hành cùng các bậc học khác để đóng góp vào thành quả đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống giáo dục quốc dân.

Những thành quả là điểm nhấn của giáo dục mầm non được các đại biểu phân tích tại phiên họp sẽ được tiếp thu, làm rõ trong báo cáo tổng kết và và lan toả trong xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả, thành tựu thì khó khăn, hạn chế vẫn đang là thách thức mà giáo dục mầm non phải đối mặt. Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị phải phân tích rõ trong báo cáo tổng kết. Những thách thức này sẽ được nghiên cứu, tiếp tục tìm giải pháp trong thời gian tới.

Bộ GD&ĐT đang tích cực tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội những chính sách quan trọng nhằm đẩy mạnh đổi mới và phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn tới.

Thứ trưởng đề nghị Tổ thư ký Tiểu ban Giáo dục mầm non, Vụ Giáo dục Mầm non phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổng hợp đầy đủ các ý kiến, xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá đúng thành quả của giáo dục mầm non sau 10 năm thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo để trình xin ý kiến lãnh đạo Bộ GD&ĐT trong thời gian sớm nhất.

Đọc thêm

Đừng biến các con thành 'cỗ máy' rập khuôn

TS Nguyễn Chí Hiếu cùng các phụ huynh, học sinh. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Cha mẹ đã bao giờ tự hỏi, với một đứa trẻ, điều con thực sự cần nhất có phải là điểm cao ở trường học, giải thưởng quốc tế, huy chương vàng ngoài kia? Cha mẹ và người làm giáo dục cần hành động như thế nào để hướng con thật sự đi vào thực chất của con trẻ và mỗi đứa trẻ được phát triển một cách toàn diện, cân bằng, tự nhiên và có chiều sâu?

Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Đổi mới cần gắn với yêu cầu của xã hội

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: TA).
(PLVN) -Không thể phủ nhận những kết quả to lớn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, một số mục tiêu đề ra tại Nghị quyết này vẫn chưa thực hiện được, nhất là vấn đề “thực học, thực nghiệp”. Nói cách khác, chủ trương đúng nhưng hiểu và vận dụng chưa thông.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ GD&ĐT vừa tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mỗi thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.

'Lộ' phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù theo thông báo của Bộ GD&ĐT, 16h30 hôm nay, 29/11, mới công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Tuy nhiên, xã hội đã lan truyền phương án thi tốt nghiệp theo hình thức 2+2, gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn.

Quán quân cuộc thi VMoot 2023 gọi tên Đại học Luật Hà Nội

Quán quân cuộc thi VMoot 2023 gọi tên Đại học Luật Hà Nội
(PLVN) - Sáng 27/11, vòng chung kết cuộc thi Phiên tòa giả định cấp Quốc gia - VMoot lần thứ VII năm 2023 do trường Đại học Luật TP HCM tổ chức diễn ra kịch tính. Đội thi đến từ Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất sắc đoạt giải nhất năm nay.

Năm 2024, Hà Nội tuyển sinh đầu cấp trực tuyến

ình trạng trăm phụ huynh chen lấn tranh suất học lớp 10 cho con tại Hà Nội. (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố rà soát, chuẩn bị tốt các điều kiện để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2024-2025 bằng hình thức trực tuyến.