Nhiều tàu cá tại Quảng Nam, Quảng Ngãi phải 'nằm bờ' vì khó tìm lao động đi biển

Nhiều tàu cá đang bị ra khơi chậm trễ do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động đi biển.
Nhiều tàu cá đang bị ra khơi chậm trễ do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động đi biển.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau Tết Nguyên đán 2024, nhiều ngư dân tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, tất bật chuẩn bị vươn khơi trong chuyến biển đầu năm, nhưng gặp khó khăn trong việc tìm bạn thuyền đi biển.

Nhiều ngư dân tại xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, sau Tết Nguyên đán năm 2024 đến nay, các ngư dân địa phương mở biển để vào vụ cá nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá đang bị ra khơi chậm trễ do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động đi biển, nhiều tàu thuyền chấp nhận ra khơi trong tình trạng thiếu lao động dẫn đến năng suất đánh bắt hải sản thấp.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu (trú xã Bình Châu), chủ tàu cá QNg 90675TS cho biết, sau Tết nguyên đán, việc tìm kiếm bạn thuyền đi biển rất khó. "Vì vậy, tôi thường phải ứng trước tiền đặt cọc để giữ chân bạn thuyền. Ngoài ra, còn kêu thêm ngư dân ở các huyện lân cận trong tỉnh đi biển. Chứ ra khơi mà thiếu lao động thì việc đánh bắt hải sản không đạt hiệu quả, nguy cơ thua lỗ cao...", ông Cu tâm sự.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu chia sẻ về khó khăn tìm bạn thuyền.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu chia sẻ về khó khăn tìm bạn thuyền.

Cùng tâm trạng, ngư dân Phạm Quế (trú xã Bình Châu), chủ tàu cá QNg 90427 TS cho biết, trước đây tôi đi một chuyến biển cần phải từ 12 - 15 thuyền viên, giờ có máy móc hỗ trợ nên chỉ cần khoảng 10 người. Nếu tàu làm ăn có lãi thì không lo, còn làm lỗ tổn thì nhiều bạn tàu chuyển qua tàu khác liền dẫn đến mình ra khơi không đúng lịch trình, phải nằm bờ chờ tìm đủ bạn tàu mới ra khơi.

“Nhiều chuyến biển tôi đã chuẩn bị nhiên liệu và nhu yếu phẩm xong nhưng không thể liên lạc được với bạn tàu nên không đủ lao động, đành cho tàu nằm bờ. Nghề này chỉ hợp đồng lao động với nhau thỏa thuận bằng miệng, không có giấy tờ nên gì nên không thể ràng buộc họ được. Tôi hi vọng tàu đánh bắt được nhiều sản, có nguồn thu nhập cao chi trả cho bạn thuyền thì may ra mới giữ chân được họ”, ngư dân Quế chia sẻ.

Ghi nhận của phóng viên, tại bến cảng Tịnh Hoà (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cũng đang có rất nhiều tàu thuyền nằm bờ, do các chủ tàu chưa tìm đủ lao động đi biển.

Thuyền viên Đỗ Văn Mười (trú TP Quảng Ngãi) nêu, hầu hết ngư dân khi sắm một chiếc tàu công suất lớn đều vay ngân hàng và bà con hàng xóm. Thời gian qua, do không có bạn đi biển, nhiều tàu cá phải nằm bờ nên một số ít ngư dân đành chuyển đổi nghề khác để trả nợ ngân hàng và kiếm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Việc thiếu hụt lao động đi biển xảy ra nhiều năm qua.

Nhiều tàu thuyền nằm lâu trên bãi ở cảng cá Tịnh Hoà.

Nhiều tàu thuyền nằm lâu trên bãi ở cảng cá Tịnh Hoà.

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, hiện nay toàn xã có hơn 200 tàu thuyền đánh bắt xa bờ ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ước tính có khoảng hơn 400 thuyền viên lao động trên biển. Nhiều năm nay, tình trạng thiếu lao động đi biển đã diễn ra tại địa phương.

Liên quan đến vụ việc này, ông Nguyễn Văn Mười - Chi cục trưởng Chi cục thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 3.200 tàu thuyền, với khoảng 37.000 lao động trên biển. Qua thống kê, hiện trên địa bàn, tàu thuyền có chiều dài hơn 15m nằm bờ khoảng 150 chiếc, còn tàu thuyền dưới 15m thì đơn vị không thể thống kê được.

"Nguyên nhân thiếu lao động nghề biển là do điều kiện làm việc khó khăn, vất vả nhưng thu nhập không cao. Ngoài ra, một số lao động làm biển chuyển qua làm công ty, xí nghiệp, một số lao động không muốn tham gia chuyến biển dài ngày,… Hay một số con cái của ngư dân không theo nghề biển mà làm nghề khác trên bờ dẫn đến nguồn lao động bổ sung không có...", ông Mười giải thích.

Còn tại tỉnh Quảng Nam, những ngày qua, tại khu neo đậu An Hòa và cảng Tam Quang, thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành, dù thời điểm này đang vào mùa đánh bắt chính nhưng nhiều tàu cá công suất lớn vẫn nằm bờ, còn một số tàu cá nhập nhiên liệu, nhu yếu phẩm lên tàu nhưng chưa đủ bạn thuyền nên đành chờ tìm đủ bạn thuyền mới ra khơi.

Nhìn chiếc tàu cá của mình đang phải nằm bờ, ngư dân Đỗ Văn Tân (trú xã Tam Quang) thở dài nói: “Tôi dù đã hơn 60 tuổi nhưng vẫn ra khơi đánh bắt, dù sức khoẻ có phần yếu hơn so với 5 đến 10 năm về trước. Bởi hiện nay lớp trẻ không mặn mà với nghề đi biển nữa...".

Tàu thuyền Quảng Nam nằm bờ ở cáng cá Tam Quang.

Tàu thuyền Quảng Nam nằm bờ ở cáng cá Tam Quang.

Ngư dân Trần Tấn Sinh (trú xã Tam Giang), chủ tàu QNa 91769 TS chia sẻ, phần lớn bạn thuyền bỏ nghề biển lên bờ tìm sinh kế khác là do nguồn thu nhập từ biển thấp, không ổn định, sản lượng khai thác ngày càng ít dần. Do đó, muốn người lao động gắn bó với nghề biển và phát triển nghề biển lâu dài thì cần phải có chính sách hỗ trợ, bởi lâu nay nghề biển giống như nghề cha truyền con nối, dù có tìm được lao động nhưng không thạo công việc thì cũng không giúp được gì nhiều mà gây khó trong việc đánh bắt hải sản cho các chủ tàu nên rất cần được hướng dẫn trước khi tham gia nghề biển”.

Ngư dân chuẩn bị ngư cụ trước giờ ra khơi.

Ngư dân chuẩn bị ngư cụ trước giờ ra khơi.

Ông Ngô Đức An - Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành thông tin, nghề biển thường đi dài ngày mà đối mặt nhiều rủi ro, ngư trường đánh bắt cũng dần cạn kiệt, nhiên liệu tăng cao dẫn đến thu nhập không ổn định nên dẫn đến việc lao động trẻ không còn mặn mà. Để đảm bảo được thuyền viên đi biển thì nhiều chủ tàu đã đi qua các huyện lân cận hoặc tỉnh khác tìm bạn thuyền nên thời điểm này vẫn đảm bảo thuyền viên ra khơi, bám biển.

Ông An thông tin thêm, hiện nay toàn huyện có hơn 1.900 chiếc tàu thuyền gắn máy, với tổng công suất là 224.496CV, trong đó có 329 chiếc công suất máy từ 90CV trở lên đăng ký hoạt động thường xuyên trên các vùng biển xa.

Theo ông Võ Văn Long - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam, để khắc phục tình trạng thiếu lao động đi biển hiện này, các sở, ngành trên địa bàn tỉnh đang phối hợp với các cơ quan chức năng tìm ngư trường đánh bắt để giúp ngư dân giảm thiểu thời gian tìm kiếm các đàn cá, có như vậy mới giảm được nhiên liệu, tăng thêm thu nhập và thu hút được nhiều lao động biển. Toàn tỉnh có hơn 2.700 tàu thuyền, trong đó có 679 tàu chuyên khai thác xa bờ. Tỉnh Quảng Nam cũng có 9 nghiệp đoàn nghề cá với 720 tàu và 4879 lao động; 158 “tổ đoàn kết” với 1.040 tàu và 8.063 lao động.

Đọc thêm

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) -  Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Các đại biểu ấn nút phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Sáng 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.