Nhiều sản phẩm có nguy cơ bị lợi dụng xuất xứ

Thép là sản phẩm có nguy cơ bị giả mạo xuất xứ Việt Nam cao
Thép là sản phẩm có nguy cơ bị giả mạo xuất xứ Việt Nam cao
(PLVN) - Các cảnh báo về nguy cơ Việt Nam bị lợi dụng xuất xứ hàng hóa để xuất khẩu (XK) sang thị trường Hoa Kỳ vừa được đưa ra. Nguy cơ này càng trở nên mồn một bởi thông tin một kho nhôm trị giá 4,3 tỷ USD chuẩn bị làm giả xuất xứ Việt Nam đã bị Tổng cục Hải quan (TCHQ) phát hiện.

Xác minh kho nhôm nghi gian lận xuất xứ

Một kho nhôm trị giá đến 4,3 tỷ USD của Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam (trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu) đã bị giám sát do bị nghi ngờ có gian lận về xuất xứ đang được TCHQ phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan khác kiểm tra. 

Vào thời điểm kho hàng bị phát hiện, mặt hàng nhôm Trung Quốc XK vào Mỹ chịu mức thuế 374%, trong khi đó, từ Việt Nam, mặt hàng này chỉ chịu mức thuế 15%. Đại diện TCHQ cho biết, số lượng nhôm này do một tập đoàn có công nghệ, dây chuyền nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm sau đó thực hiện vài động tác gia công đơn giản để lấy xuất xứ Việt Nam XK đi Mỹ và một số nước khác. 

Đáng chú ý, hiện nay, TCHQ đang phối hợp với Hải quan Mỹ xác minh về vụ việc nêu trên. “Các đặc vụ của Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng đã đến Việt Nam để phối hợp điều tra” - Tổng cục trưởng TCHQ Nguyễn Văn Cẩn thông tin trong một cuộc họp gần đây với báo chí.

Ông Cẩn cũng cho biết, theo Hải quan Mỹ, kể cả khi DN dùng thủ đoạn nhập khẩu nhôm thanh, nhôm thỏi, nhôm thành phẩm về đưa vào lò nấu thành nhôm thỏi rồi cán thành nhôm thanh cũng không đủ điều kiện có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi.

Ngoài vụ thu giữ nhôm nói trên, hiện còn có 10 container xe đạp đang được tạm giữ tại Hải quan Bình Dương. Qua kiểm tra hồ sơ, thực tế hàng hóa, gần như 100% nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí cả nhãn mác cũng được dán từ nước ngoài, sau đó đưa về lắp ráp lấy xuất xứ Việt Nam để XK. Đây được coi là những biện pháp cần thiết để giữ cho hàng hóa Việt Nam không bị “vạ lây” bởi những vụ việc giả mạo xuất xứ đã từng xuất hiện trước đây. 

Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu

Theo thông báo của Bộ Công Thương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố quyết định cuối cùng với các vụ việc điều tra chống bán phá giá và ra cảnh báo với DN Việt Nam. Cụ thể, DOC kết luận, các nhà XK Thái Lan đã bán phá giá thép sợi carbon và thép hợp kim với biên độ phá giá là 20,83%; Các nhà XK thùng chứa bằng thép không gỉ từ Trung Quốc đã bán phá giá thùng chứa bằng thép không gỉ với biên độ lên đến 77,13%. Đặc biệt, với mặt hàng nệm từ Trung Quốc, DOC khẳng định các nhà XK từ Trung Quốc đã bán phá giá sản phẩm nệm với biên độ phá giá lên đến 1.731%. 

Theo đại diện Bộ Công Thương, kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, DOC đã khởi xướng 184 vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mới, điều này thể hiện việc tăng cường thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại là trọng tâm chính của Mỹ hiện nay.

Trong khi đó, mặc dù Mỹ không phải thị trường XK sắt thép lớn nhất của Việt Nam nhưng lại là thị trường mà sắt thép Việt Nam XK có giá nhất (giá trung bình cao nhất) nên nguy cơ gian lận xuất xứ sắt thép Việt Nam để hưởng lợi là hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó cũng đã có những cảnh báo cho thấy, thép nhập khẩu đang tràn vào Việt Nam. 

Do đó, để tránh các hệ quả phát sinh từ các vụ việc trên, Bộ Công Thương đã khuyến nghị các DN sản xuất, XK của Việt Nam cần xem xét cẩn trọng, kỹ lưỡng trong việc đầu tư, mở rộng đầu tư, công suất, kế hoạch sản xuất, XK các sản phẩm trên sang thị trường Hoa Kỳ; Phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các quy định về quy tắc xuất xứ, pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Đặc biệt, “không tiếp tay cho các DN có ý định, hành vi giả mạo, gian lận xuất xứ Việt Nam để XK các sản phẩm bị áp thuế nói trên sang thị trường Hoa Kỳ” - thông báo của Bộ Công Thương nêu rõ. 

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã công bố nhóm 13 sản phẩm có nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế ở các thị trường Mỹ, Canada và Châu Âu. Trong danh sách này, có một số mặt hàng mà Mỹ đã công bố biên độ bán phá giá của các nhà nhập khẩu như thép, nệm. Danh sách này còn cảnh báo một số mặt hàng được đưa vào diện cần tiến hành theo dõi chặt chẽ như gỗ dán, đá nhân tạo, giá để đồ bằng sắt, đệm mút, xe đạp điện, lốp xe tải và xe khách, thép chống ăn mòn…

Tin cùng chuyên mục

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite

(PLVN) -  Vietcombank vừa ra mắt Thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite với bộ đôi thiết kế thẻ độc đáo, tuyệt mỹ. Sự kiện này một lần nữa khẳng địnhvị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ của Vietcombank tại Việt Nam, là dấu ấn quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập ngân hàng (1963 – 2023).

Đọc thêm

Vì sao nhiều địa phương xin giảm kế hoạch vốn vay lại?

Các địa phương cần đánh giá đúng khả năng giải ngân của các dự án để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -Tính đến ngày 31/8/2023, có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Bộ Tài chính vừa có Văn bản 13094/BTC-QLN đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!
(PLVN) -  Trong tổng số 1.299 tỷ đồng nợ thuế, tăng 2,6% so với so với thời điểm 31/12/2022, nợ có khả năng thu là 1.019 tỷ đồng, tăng 9,1%. Cục Thuế Khánh Hòa đang tập trung đôn đốc thu hồi nợ.

Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững

Quang cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Ngày 30/11, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Tài chính, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Liên minh châu Âu (EU), Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển liên bang Đức (BMZ) phối hợp tổ chức diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023, với chủ đề “Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững”.

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Giúp 'mở đường', chủ động kiến tạo phát triển

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
(PLVN) - Với 6 nhận diện, đề xuất có tính mới, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng, giúp “mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng..

Bình Dương tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Bình Dương tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023
(PLVN) -Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2023 là cơ hội để các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà quản lý tại Bình Dương tiếp cận và nắm bắt kịp thời các xu thế, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương.

Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử: Sẽ xây dựng mô hình quản lý hiện đại, hiệu quả hơn

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp tại 477 điểm cầu với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; lãnh đạo và các đơn vị chức năng thuộc 63 Cục Thuế tỉnh và 413 Chi cục thuế.
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, cùng với sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thuế…

Thị trường CPTPP đang gia tăng phòng vệ thương mại

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Nhờ có CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương), hàng Việt đã gia tăng mạnh mẽ tại các quốc gia thành viên, đáng kể nhất là các nước châu Mỹ chưa từng có bất kỳ một hiệp định thương mại tự do (FTA) nào với Việt Nam.

Gỡ vướng tại cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang được các nhà thầu nỗ lực thi công. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất trong các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang được triển khai. Hiện nhà thầu đang nỗ lực thi công, nhưng vấn đề về mỏ vật liệu, mặt bằng đang là “điểm nghẽn”. Chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa phương đang quyết liệt vào cuộc để gỡ các “điểm nghẽn” này.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Khoảng 14.600 tỷ đồng thuế thu bổ sung từ 122 tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Khoảng 14.600 tỷ đồng thuế thu bổ sung từ 122 tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam
(PLVN) - Theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2022, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) tính toán sơ bộ có khoảng 122 Tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của Quy định bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và số thuế bổ sung ước tính thu được khoảng 14.600 tỷ đồng.