Nhiều sai phạm trong hoạt động đấu thầu công trình, dự án tại Kon Tum

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND Tỉnh Kon Tum buông lỏng quản lý, thiếu đôn đốc chế độ báo cáo theo quy định, triển khai đấu thầu qua mạng chậm, hiệu quả thấp, dễ dẫn đến tiêu cực trong công tác đấu thầu tại các công trình, dự án.
Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.

Theo Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2016 - 2019, UBND tỉnh Kon Tum đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án nhưng không xác định rõ thời gian, nguồn vốn, tiến độ dự án.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án chưa sát với thực tế, dẫn đến một số dự án không hoàn thành đúng thời hạn quy định, kéo dài thời gian kết thúc, điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần làm giảm hiệu quả đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.

Điển hình là, Dự án Quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thời gian thực hiện từ năm 2009 - 2015, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Hiện dự án này thiếu nguồn vốn để tiếp tục thực hiện với số tiền 14.855 triệu đồng. Trong khi đó, UBND Tỉnh đã phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với các hộ dân sai quy định tại Nghị định 78/2028/NĐ-CP với số tiền 1.050 triệu đồng.

Do vậy, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Tỉnh làm rõ đối tượng nhận tiền; kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm túc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cũng theo Kết luận Thanh tra Chính phủ nêu, trì trệ hơn, Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Đăk Bla đoạn qua làng Plei Đôn và làng Kon Rờ Bàng, TP. Kon Tum được chỉ định thầu thi công xây lắp công trình dạng cấp bách tại Văn bản 1388/TTg ngày 9/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng đến thời điểm thanh tra, Dự án do nhà thầu là Công ty CP Trường Long thực hiện chậm tiến độ 7,5 năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Ngoài các sai phạm trên, dự án này được tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu các gói thầu khi chưa đảm bảo các điều kiện thi công. Thời điểm tiến hành thanh tra, UBND TP. Kon Tum đang thực hiện giải phóng mặt bằng, đôn đốc nhà thầu khẩn trương thi công các hạng mục công trình tương ứng với giá trị đã tạm ứng (hàng chục tỷ đồng).

Bên cạnh đó, việc phân bổ, bố trí, giải ngân vốn đầu tư công, Thanh tra Chính phủ cho biết, trong khi tổng số vốn còn thiếu thì có dự án được bố trí vốn nhưng không giải ngân hết. Nguyên nhân là do UBND Tỉnh, UBND TP. Kon Tum, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các chủ đầu tư thiếu giám sát, đôn đốc trong việc giải ngân.

Hơn nữa, việc phân bổ vốn tập trung chủ yếu cho các dự án do Ban Quản lý các dự án 98 làm chủ đầu tư chiếm gần 30%, tương đương 1.800,35/5.396 tỷ đồng tổng vốn đầu tư trong giai đoạn trên của toàn Tỉnh. Trong lúc đó, một số Ban chuyên ngành chưa được phân bổ vốn đầu tư theo chức năng phù hợp.

Thông báo Kết luận thanh tra chỉ rõ, UBND Tỉnh thiếu tập trung, buông lỏng quản lý, dẫn đến còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được duyệt; cần phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị quyết 94/NQ-CP ngày 29/10/2019.

Đối với công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu còn quá nhiều hạn chế, xuất phát từ nguyên nhân UBND Tỉnh buông lỏng quản lý, thiếu đôn đốc chế độ báo cáo theo quy định, triển khai đấu thầu qua mạng chậm, hiệu quả thấp, dễ dẫn đến tiêu cực trong công tác đấu thầu tại các công trình, dự án; tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu ở nhiều gói thầu đạt tỷ lệ quá thấp, thiếu tính cạnh tranh.

Một số chủ đầu tư như Ban Quản lý các dự án 98, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện Sa Thầy… có tỷ lệ tiết kiệm chưa đạt 0,1%.

Từ những nội dung kết luận, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của UBND Tỉnh và cá nhân Chủ tịch, Phó Chủ tịch về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm có liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành được nêu trong kết luận thanh tra.

Đặc biệt, xem xét trách nhiệm, năng lực của Ban Quản lý các dự án 98, công khai làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc giải ngân vốn đầu tư công theo quy định tại Điểm đ Mục 6 Nghị quyết 94/NQ-CP ngày 29/10/2019.

Đối với Dự án Kè chống sạt lở sông Đắk Bla, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND Tỉnh chỉ đạo xử lý theo quy định đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên đến việc chậm thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, yêu cầu tập trung giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục theo quy định để Dự án được hoàn thành theo mục tiêu đã được phê duyệt.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.