Nhiều rủi ro khi bỏ phỏng vấn đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

(PLVN) - Pháp luật hiện hành đã bỏ thủ tục phỏng vấn trong đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đây được cho là bước tiến nhằm thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, rút ngắn thời gian giải quyết đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhất là trong lúc môi giới hôn nhân bất hợp pháp vẫn đang diễn ra thì quy định này lại nảy sinh nhiều rủi ro và hệ lụy.

Nhiều nỗ lực vì cuộc sống hạnh phúc cho cô dâu Việt

Để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (HNGĐ) năm 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ HNGĐ có yếu tố nước ngoài đã nêu rõ: Các Trung tâm tư vấn, hỗ trợ HNGĐ có yếu tố nước ngoài thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền tư vấn bồi dưỡng cho công dân Việt Nam về pháp luật HNGĐ, về nhập cư của nước mà người yêu cầu dự định kết hôn với công dân nước đó.

Thực hiện Luật HNGĐ 2014 và Nghị định 126, theo báo cáo của một số tỉnh, thành, từ khi thành lập đến năm 2017, các trung tâm đã tư vấn cho khoảng hơn 15 nghìn trường hợp, 2.113 trường hợp được hỗ trợ hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn thông qua các hình thức tư vấn linh hoạt, như gặp gỡ tại trung tâm, qua điện thoại, đến hộ gia đình… Riêng Trung tâm của Hải Dương, trong 2 năm 2017 – 2018 đã tư vấn cho 206 phụ nữ có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài. Nhiều trường hợp đã xin rút hồ sơ sau khi được tư vấn.

Đặc biệt, trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ hôn nhân Hàn Quốc” tại tỉnh Hải Dương, đã thí điểm giới thiệu theo quy trình hỗ trợ kết hôn thông qua phần mềm database. Dự án nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ tại địa bàn dự án về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân, với thuần phong mỹ tục của dân tộc, đảm bảo hôn nhân lành mạnh, tuân thủ pháp luật và quan hệ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, góp phần hạn chế những rủi ro cho phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng Hàn Quốc, giảm thiểu và loại trừ những rủi ro phát sinh do môi giới hôn nhân quốc tế bất hợp pháp. 

Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trở về cũng được quan tâm thực hiện, góp phần đảm bảo quyền của phụ  nữ, trẻ em. Tại Cần Thơ, dự án “Việt – Hàn chung tay chăm sóc” đang được triển khai nhằm xây dựng hệ thống chăm sóc tổng hợp dành cho gia đình đa văn hóa Việt – Hàn, hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ chuẩn bị kết hôn và di cư trở về thông qua các chương trình đào tạo, các hỗ trợ về pháp lý và hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cuộc sống tại Việt Nam khi trở về.

Mặt trái của việc bỏ thủ tục phỏng vấn

Tuy nhiên, đang có một vướng mắc pháp lý ở chỗ, Nghị định 126 bắt buộc phải thực hiện phỏng vấn khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp nhằm kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết lẫn nhau của hai bên nam, nữ. Quy định này giúp cơ quan có thẩm quyền bác hồ sơ đương sự, xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về HNGĐ, đã tạo được sự răn đe trong cộng đồng. 

Trong khi đó, Luật Hộ tịch năm 2014 đã bỏ thủ tục này, đồng thời chuyển thẩm quyền đăng ký kết hôn cho cấp huyện. Việc bỏ thủ tục phỏng vấn trong đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, rút ngắn thời gian giải quyết đăng ký kết hôn, song cũng gia tăng gánh nặng và trách nhiệm cho cán bộ tư pháp cấp huyện trong khâu xác nhận, thẩm định hồ sơ, đặc biệt là khâu xác minh mục đích hôn nhân. Thực tế đã cho thấy không ít người kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế hoặc vì nhiều lý do khác mà không được thẩm định, phỏng vấn kỹ lưỡng dẫn đến nhiều hệ lụy cho phụ nữ, nhất là các trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam giới Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. 

Hơn nữa, theo Nghị định 126, một trong các nhiệm vụ của trung tâm tư vấn, hỗ trợ HNGĐ có yếu tố nước ngoài là thực hiện tư vấn kết hôn cho phụ nữ. Tuy nhiên, chứng nhận đã qua tư vấn tại Trung tâm trong những trường hợp nhất định hiện nay không còn là quy định bắt buộc trong hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Điều đó có thể phù hợp với tiếp cận dựa trên quyền của người phụ nữ nhưng chưa thực sự phù hợp khi thủ tục phỏng vấn trước kết hôn được bãi bỏ và trong bối cảnh môi giới hôn nhân bất hợp pháp vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, với mức độ ngày càng tinh vi và trên phạm vi rộng, tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước do lợi nhuận thu được cao hơn rất nhiều lần mức bị phạt (cao nhất chỉ đến 30 triệu đồng). 

Điển hình như vụ việc môi giới kết hôn trái phép được Công an TP HCM phát hiện và ngăn chặn tháng 8/2017 do người Hàn Quốc thực hiện tại quận 9, TP HCM. Thực trạng ấy khiến cho nhiều cuộc hôn nhân của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài (tập trung chủ yếu với người Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc) chưa thực sự xuất phát từ tình yêu nảy sinh nhiều rủi ro và hệ lụy như gia tăng số vụ ly hôn, phát sinh nhiều hệ quả pháp lý…

Tin cùng chuyên mục

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.