Nhiều quy định mới của Luật Đất đai năm 2013 giúp người dân có lợi hơn

Nhiều quy định mới của Luật Đất đai năm 2013 giúp người dân có lợi hơn
(PLO) - Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khi giới thiệu Luật Đất đai năm 2013 vừa chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7 vừa qua.
Để đảm bảo đạo luật quan trọng này nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu ban hành và ban hành theo thẩm quyền hàng loạt Nghị định, Thông tư. Những hướng dẫn đó giúp cho các quy định mới của Luật góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người dân.
Khung giá đất tiến tới sát giá thị trường
Luật Đất đai bổ sung quy định về việc xác định giá đất, theo đó Luật giao Chính phủ ban hành khung giá các loại đất theo định kỳ 5 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp. Căn cứ vào khung giá đất do Chính phủ ban hành, UBND cấp tỉnh xây dựng và trình HĐND thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. 
Về bảng giá đất, Luật thay đổi từ việc công bố hàng năm vào ngày 1/1 thành công bố công khai định kỳ 5 năm một lần vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ. Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.
Hướng dẫn quy định của Luật Đất đai về giá đất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành đồng thời với Luật từ ngày 1/7/2014. Theo Nghị định số 44, có 5 phương pháp định giá đất gồm so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất. Nghị định còn quy định chi tiết khung giá đất theo các vùng kinh tế, loại đô thị. Việc quy định khung giá đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại nông thôn của mỗi vùng kinh tế được xác định theo 3 loại xã đồng bằng, trung du, miền núi.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn đang xúc tiến xây dựng Dự thảo Nghị định về khung giá đất. Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Thanh Khuyến, để soạn thảo Nghị định, Tổng cục đã điều tra về giá đất tại một số địa phương tại các vùng kinh tế trong thời gian qua; rà soát bảng giá của các địa phương, tổng hợp các đề xuất về khung giá đất... 
Việc điều tra, thu thập dữ liệu làm cơ sở cho việc xây dựng Dự thảo được Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đánh giá cao, đã điều tra công phu, có cơ sở thực tiễn và khoa học, bảo đảm được tính liên kết thống nhất giữa các pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang chỉ đạo: “Quan điểm của tôi là phải xây dựng khung giá đất tiến tới sát giá thị trường, trên cơ sở đó thì bảng giá đất và định giá đất cụ thể mới sát được. Đồng thời khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa phải gần nhau, không để lớn như hiện nay để đảm bảo quyền lợi của người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Còn vấn đề mà các địa phương lo ngại giá cao khó thu hút đầu tư thì có thể giải quyết bằng chính sách”.
Quy định rõ về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Đất đai năm 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau: Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền. Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 thì được bồi thường về đất.
Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đồng thời hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở và các hỗ trợ khác.
Chứng minh quy định của Luật có lợi cho dân trong vấn đề thu hồi đất, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển nêu ví dụ: “Khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường cho dân phải công khai minh bạch, kịp thời và đúng quy định. Nếu đã có phương án bồi thường mà Nhà nước thực hiện chậm thì Nhà nước phải bồi thường thêm cho dân bằng tiền phạt chậm nộp thuế. Trường hợp người dân chây ì thì tiền bồi thường sẽ nộp vào Kho bạc chứ không phải nộp vào ngân hàng để được tính lãi suất nữa. Như vậy, những quy định về chấp hành những quyết định thu hồi đất cũng sòng phẳng, công bằng giữa Nhà nước và người dân”.
Chấm dứt tình trạng “ôm” đất dự án
So với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 có những điểm mới rất quan trọng. Luật sẽ tạo mọi thuận lợi cho người dân như quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp; quy định rõ ràng các quyền về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Ðặc biệt, áp dụng Luật mới này, quyền lợi của người sử dụng đất (bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) tạo được sự bình đẳng giữa người dân trong và ngoài nước.
Luật Đất đai lần này sẽ siết chặt lại khâu quản lý, sử dụng đất hiệu quả hơn; hạn chế tình trạng “ôm” dự án hay “chạy” dự án cũng như giới hạn việc phân lô bán nền. Cùng với đó, Luật quy định nhà đầu tư bất động sản và doanh nghiệp khi đầu tư vào đất đai phải có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm để đảm bảo sử dụng quỹ đất có hiệu quả lâu dài.
Đối với công tác thu hồi đất và các dự án có lượng đất thu hồi lớn nhưng đã bị “treo” từ nhiều năm, Luật Đất đai 2013 quy định chi tiết từ nguyên tắc đến nội dung và mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch. Cụ thể, chủ đầu tư phải có năng lực tài chính qua báo cáo tài chính và kiểm toán, để đảm bảo việc sử dụng đất theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư. Chủ đầu tư cũng phải ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư; không vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Đào Trung Chính cho biết, đối với các trường hợp không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, Luật Đất đai 2013 quy định xử lý “mạnh tay” chủ đầu tư. Theo đó, Luật cho phép dự án chậm tiến độ hơn so với quy định hiện hành 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời hạn này. Nếu hết 24 tháng mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, Nhà nước sẽ thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. Ðặc biệt, các dự án vi phạm sẽ được công khai trên website để tránh tình trạng chủ đầu tư vi phạm ở địa phương này lại sang địa phương khác xin giấy phép.

Tin cùng chuyên mục

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar
(PLVN) -Trong khuôn khổ tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 27/10 đến 1/11/2024, vào ngày 31/10/2024, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh và Bộ trưởng Tư pháp Nhà nước Qatar Ibrahim bin Ali Al Mohannadi đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về pháp luật giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhà nước Qatar.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.