Hoạt động kiến nghị các vấn đề về thi hành pháp luật trong trợ giúp pháp lý (TGPL) đã được quy định tương đối đầy đủ trong Luật TGPL và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP. Sau 4 năm thực hiện, với sự cố gắng, nỗ lực của các Trung tâm TGPL nhà nước (gọi tắt là Trung tâm), các tổ chức tham gia TGPL, hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người được TGPL.
4 năm, thực hiện 388 kiến nghị
Theo quy định hiện hành, hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật thông qua TGPL bao gồm ba hình thức: kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết lại vụ việc của người được TGPL; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết về việc thi hành pháp luật của cán bộ, công chức khi phát hiện cán bộ, công chức cố tình làm sai, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của người được TGPL và kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) khi phát hiện VBQPPL có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm TGPL nhà nước: 1. Thực hiện TGPL; 2. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc TGPL; 3. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện TGPL; 4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về TGPL; 5. Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này; 6. Giải quyết tranh chấp trong TGPL; 7.Kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật. (Trích Luật TGPL được thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007). |
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung VBQPPL đáng chú ý là kiến nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 và Thông tư liên tịch số 144/TTLT-BQP-BLĐTBXH về chế độ trợ cấp đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên xuất ngũ về địa phương của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Phú Thọ được xuất phát từ thực tiễn giải quyết quyền lợi cho người được TGPL, mặc dù đến nay vẫn chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
63,7% kiến nghị được “phản hồi”
Thống kê từ các địa phương cho thấy, số kiến nghị đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và trả lời là 247 kiến nghị (chiếm 63,7%) và đã có tới 233 kiến nghị giải quyết vụ việc được các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết theo đề xuất của Trung tâm. Cục cũng biểu dương một số địa phương đã làm tốt hoạt động kiến nghị như Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Phú Thọ, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Lạng Sơn...
Còn tâm lý nể nang
Nhiều người thực hiện TGPL do tâm lý nể nang, ngại va chạm nên trong quá trình TGPL, dù phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nhưng không đề xuất kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền hoặc chọn cách thức nhắc nhở, góp ý trực tiếp đến người có hành vi vi phạm pháp luật đó. Chính vì vậy, số lượng hình thức kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức rất hạn chế, chỉ có 1 kiến nghị trong suốt 4 năm qua.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm TGPL nhà nước: 1. Thực hiện TGPL; 2. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc TGPL; 3. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện TGPL; 4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về TGPL; 5. Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này; 6. Giải quyết tranh chấp trong TGPL; 7.Kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật. (Trích Luật TGPL được thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007).