Nhiều nước châu Á bắt đầu phục hồi, chấp nhận sống chung với “COVID-19”

Thái Lan bắt đầu mở cửa du lịch trở lại.
Thái Lan bắt đầu mở cửa du lịch trở lại.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khi tình hình dịch bắt đầu được kiểm soát và có nhiều tín hiệu tốt, nhiều quốc gia ở châu Á đã có động thái mở cửa, phục hồi sau dịch và chấp nhận sống chung với “COVID-19”.

Từng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã khống chế thành công đại dịch, trở thành quốc gia có khả năng phục hồi sau dịch cao nhất Đông Nam Á theo bảng xếp hạng của Nikkei Asia. Số số ca mắc COVID-19 từ mức 50.000 ca vào giữa tháng 7 giảm xuống còn 1.200 ca ngày 11/10. Tỷ lệ tử vong cũng giảm từ mức trung bình 1.700 ca vào đầu tháng 8 xuống còn khoảng 80 ca trong những ngày gần đây.

Trong vài ngày trở lại đây, Indonesia không còn khu vực màu đỏ về dịch COVID-19, trong khi các vùng xanh ngày một tăng thêm. Bản đồ khu vực rủi ro với đại dịch của Indonesia được phân chia dựa trên các chỉ số sức khỏe cộng đồng bao gồm chỉ số về dịch tễ học, giám sát sức khỏe cộng đồng và dịch vụ y tế. Cách phân loại này cũng giúp Indonesia dễ dàng áp dụng các mức độ Giới hạn hoạt động cộng đồng từ mức 1 đến 4 (mức cao nhất), từ đó có các chính sách khôi phục hoạt động hoặc thắt chặt tương ứng. Chính sách này được đánh giá lại hàng tuần dựa trên báo cáo của Lực lượng đặc nhiệm xử lý COVID-19 của từng khu vực.

Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia, Luhut Binsar Panjaitan, các sân bay ở đảo du lịch Bali và quần đảo Riau - nơi có các đảo du lịch nổi tiếng Batam và Bintan dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào ngày 14/10. Hành khách từ 18 quốc gia nằm trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 ở mức dưới 5% mới được nhập cảnh Indonesia. Bộ trưởng Luhut không nêu tên 18 quốc gia trong danh sách được phê duyệt, nhưng cho biết Bộ Nội vụ sẽ ban hành một thông tư về vấn đề này trong thời gian tới.

Trong khi đó, mới đây người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết, nước này sẽ mở cửa thêm 5 địa điểm du lịch gồm Bangkok, Chiang Mai (các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taeng và Doi Tao), Prachuap Khiri Khan (huyện Hua Hin), Phetchaburi (huyện Cha-am) và Chon Buri (các huyện Pattaya, Bang Lamung và Sattahip), cho du khách đầu tháng 11 với điều kiện cho tới thời điểm đó không có ổ dịch COVID-19 lớn nào trong các khu vực này.

Do dịch bệnh đang có xu hướng giảm, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã đồng ý cho phép các hãng hàng không được vận chuyển hết công suất chuyến bay, thay vì hạn chế 75% số chỗ ngồi như trước đây. Tuy nhiên, các hãng hàng không phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bao gồm cấm ăn uống trên máy bay, có hệ thống thông gió tốt và giãn cách xã hội thích hợp khi lên xuống máy bay. Ngoài ra, hành khách đi máy bay phải được tiêm chủng đầy đủ và có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.

Chấp nhận sống chung với “COVID-19”, Chính phủ Campuchia cho phép khách nước ngoài đã tiêm phòng vaccine đầy đủ và có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 được nhập cảnh vào quốc gia Đông Nam Á này. Du khách chỉ phải cách ly trong thời gian 7 ngày và được phép đi lại trong khu vực họ lưu trú.

Campuchia đang thực hiện kích cầu du lịch nội địa để khôi phục ngành công nghiệp không khói. Trong dịp nghỉ lễ Pchum Ben vừa qua, đã có hơn 600 nghìn lượt khách nội địa đến tham quan các điểm du lịch trên cả nước. Hiện nay, Campuchia đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tại khu quần thể Angkor và khu vực thành phố Siem Reap để thu hút du khách quốc tế trong thời gian tới.

Cùng với việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng đại trà, Singapore đã lên kế hoạch “sống chung” an toàn với dịch bệnh. Thay vì áp dụng những biện pháp cứng rắn phòng dịch theo chiến lược “không COVID-19” trước đó, đảo quốc sư tử từng bước nới lỏng giãn cách và lên lộ trình tái kết nối với thế giới. Khi chạm ngưỡng bao phủ vắc xin ngừa COVID-19 đạt 80% dân số vào tháng 8, nước này không vội vàng tuyên bố “ngày tự do”, mà vẫn tiếp tục thận trọng triển khai các hoạt động tái thiết kinh tế - xã hội. Ông Lawrence Wong, Bộ trưởng Tài chính Singapore, đồng thời là Chủ tịch Lực lượng tác chiến chống COVID-19 của nước này cho biết: “Ở Singapore, chúng tôi cho rằng không thể chỉ dựa vào vắc xin trong giai đoạn trung gian này. Vì thế, chúng tôi không có kế hoạch mở cửa trở lại một cách hoành tráng hay tuyên bố ngày tự do”.

Ngoài ra, trong kế hoạch từng bước tái kết nối với thế giới, từ tháng 9, Singapore đã thí điểm chương trình đón khách du lịch đã tiêm vắc xin với Đức và Brunei. Dự kiến, nước này cũng sẽ khởi động hành lang du lịch với Hàn Quốc, tạo điều kiện cho du khách đã tiêm đầy đủ vắc xin ngừa COVID-19 có thể đi lại giữa hai quốc gia mà không cần cách ly từ ngày 15/11 tới. Singapore cũng thông báo mở hành lang đi lại từ ngày 19/10, với 8 quốc gia gồm Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Canada. Giới chuyên gia đánh giá, việc mở cửa giúp Singapore kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu, phục hồi ngành công nghiệp không khói và bảo vệ vị thế là trung tâm tài chính lớn của thế giới.

Tại bài phát biểu toàn quốc về tình hình đại dịch COVID-19 gần đây, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đánh giá, trong khi cuộc chiến chống COVID-19 vẫn tiếp diễn, Singapore đang ở “vị trí tốt hơn nhiều”. Mặc dù có thể có những đợt gia tăng ca nhiễm trong tương lai, nhưng đảo quốc sư tử sẽ ứng phó ngày càng tốt hơn. Và với lộ trình thích nghi thận trọng với virus, Singapore dự kiến sẽ mất từ 3-6 tháng nữa để đạt được “bình thường mới”.

Mới đây, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum nhấn mạnh chính phủ sẽ xác định COVID-19 là căn bệnh truyền nhiễm được kiểm soát chứ không phải căn bệnh lạ đáng lo ngại, từ đó dần khôi phục cuộc sống của người dân.

Trước đó, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết, theo chiến lược sống chung với COVID-19, Hàn Quốc dự định nới lỏng những hạn chế đối với những công dân được chứng nhận đã hoàn thành việc tiêm chủng, đồng thời khuyến khích các bệnh nhân không triệu chứng và có triệu chứng nhẹ dưới 70 tuổi phục hồi tại nhà. Chính phủ cũng sẽ tập trung vào số ca nhập viện và tử vong thay vì số ca nhiễm mới hằng ngày, theo đó sẽ xem xét không công bố các số ca nhiễm theo ngày.

Hàn Quốc chưa bao giờ áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn nhưng đã áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ nhất kể từ tháng 7/2021. Các biện pháp được chính phủ nước này áp dụng bao gồm giới hạn thời gian hoạt động đối với nhà hàng, quán cafe, điểm xông hơi và phòng tập thể dục trong không gian kín cũng như giới hạn các cuộc tu tập trên hai người sau 18h tối trong và quanh thủ đô Seoul.

Đọc thêm

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.