Nhiều nhà khoa học Việt Nam vào top nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức ( Đại học Quốc gia Hà Nội)
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức ( Đại học Quốc gia Hà Nội)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Danh sách này được nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ) xây dựng dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus.

Theo đó, có 9 nhà khoa học Việt Nam lọt bảng xếp hạng top 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học lọt bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024.

Trong top 9 nhà khoa học top 10.000 thế giới năm 2024 có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn, (Đại học Quốc gia Hà Nội) GS.TS Võ Xuân Vinh và TS Nguyễn Phúc Cảnh (ĐH Kinh tế TPHCM); GS.TS Trần Xuân Bách,(Đại học Y Hà Nội); TS Trần Nguyễn Hải và TS Hoàng Nhật Đức (ĐH Duy Tân); TS Phạm Thái Bình (ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải) và PGS Hoàng Anh Tuấn (ĐH Đông Á)

GS.TS Võ Xuân Vinh (Đại học Kinh tế TPHCM)

GS.TS Võ Xuân Vinh (Đại học Kinh tế TPHCM)

Ngoài 9 nhà khoa học lọt top 10.000 thế giới nêu trên, năm 2024 Việt Nam có thêm 51 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thuộc top 100.000 như: Sử Đình Thành, Lê Nguyên Phong (ĐH Kinh tế TPHCM), Lê Hoàng Phong (ĐH Luật, TPHCM), Võ Hồng Đức (ĐH Mở TPHCM),Vũ Quang Bách (ĐH Tôn Đức Thắng), Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ TPHCM - HUTECH), Nguyễn Thời Trung (ĐH Văn Lang), Võ Đại Việt (ĐH Nguyễn Tất Thành), Chu Khánh Lân (Học viện Ngân hàng) Liệu Xuân Quí (Đại học Bách Khoa, ĐHQG TPHCM)…

Bảng xếp hạng 100.000 năm nay tăng cả về số lượng và thứ hạng so với những năm trước. Được các chuyên gia đánh giá dựa trên các tiêu chí như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên - first author và tác giả liên hệ - corresponding author), và tác giả cuối cùng - last author…

PGS.TS Lê Hoàng Sơn ( Đại học Quốc gia Hà Nội)

PGS.TS Lê Hoàng Sơn ( Đại học Quốc gia Hà Nội)

Cách đánh giá của các chuyên gia dựa trên những chỉ số đánh giá phức tạp, khá toàn diện chứ không chỉ đơn thuần đếm số lượt trích dẫn. Vì vậy, cho kết quả chuẩn xác khi cập nhật cơ sở dữ liệu và xếp hạng đẳng cấp của hơn 100.000 nhà khoa học được trích dẫn ( từ nguồn dữ liệu của Scopus).

Trong số này, một số nhà khoa học lọt top trong nhiều năm liên tiếp như PGS.TS Lê Hoàng Sơn hay GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội). GS.TS Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TPHCM)..

Đọc thêm

Nỗ lực để tất cả học sinh đến trường vào đầu tuần tới

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra nguồn nước sạch tại Trường THCS Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. (Nguồn: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc cùng Đoàn công tác Bộ GD&ĐT vừa tới thăm các thầy, cô giáo, các em học sinh Trường Mầm non Hiền Lương, Trường Tiểu học Động Lâm và Trường THCS Hiền Lương, thuộc huyện Hạ Hòa - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 3 của tỉnh Phú Thọ.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.