Nhiều lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính ở Thừa Thiên Huế

Việc chi trả theo nhóm hộ hoặc cộng đồng sẽ phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí từ ERPA cho bảo vệ, phát triển rừng; khuyến khích các đối tượng được hưởng lợi trong hoạt động đóng góp trực tiếp cho giảm phát thải.
Việc chi trả theo nhóm hộ hoặc cộng đồng sẽ phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí từ ERPA cho bảo vệ, phát triển rừng; khuyến khích các đối tượng được hưởng lợi trong hoạt động đóng góp trực tiếp cho giảm phát thải.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kinh doanh tín chỉ carbon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng (REDD+) là hướng đi mới để phát triển kinh tế lâm nghiệp của các địa phương có rừng trong giai đoạn hiện nay…

Tháng 12/2022 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2022/NĐ-CP về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Theo Nghị định, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển quyền sở hữu lượng giảm phát thải khí nhà kính từ rừng tự nhiên cho Quỹ Đối tác cacbon lâm nghiệp ủy thác qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế theo ERPA, bao gồm lượng giảm phát thải ký kết 10,3 triệu tấn CO2 và lượng giảm phát thải bổ sung tối đa 5 triệu tấn CO2 (nếu có).

Đây là một bước ngoặt làm tiền đề cho việc khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên mới mang tên các bon. Và quan trọng hơn phía sau những trị số đó nếu chúng ta biết khai thác hiệu quả sẽ có nguồn kinh phí lớn để nâng cao thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng (quản lý, bảo vệ, phát triển rừng), từng bước tiến tới quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn Việt Nam và của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC).

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 107 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ tại TP Huế.

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 107 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ tại TP Huế.

Thừa Thiên Huế là một trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ được tham gia thí điểm ERPA với Ngân hàng Thế giới (WB). Đây là hoạt động chi trả giảm phát thải dựa vào kết quả, tiến tới triển khai toàn diện về dịch vụ môi trường (DVMTR) theo quy định. Qua đó, huy động thêm nguồn thu cho công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và phát triển rừng của tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có305.560,09 ha đất có rừng (gồm rừng tự nhiên 205.602,31 ha; rừng trồng đã thành rừng 77.148,32 ha; diện tích đã trồng chưa thành rừng 22.809,46 ha). Diện tích rừng đủ tiêu chí để tính toán tỷ lệ che phủ rừng là 282.750,63 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đang đạt 57,15%...

Dự kiến, số tiền Quỹ Trung ương điều phối cho tỉnh trong ba năm (2023 - 2025) khoảng 5,609 triệu USD (tương đương khoảng 131 tỷ đồng). Trong đó, năm 2023 tỉnh được điều phối hơn 37 tỷ đồng để thực hiện chi trả cho 800 chủ rừng, gồm 721 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình, 11 chủ rừng là tổ chức, 58 UBND xã và 10 tổ chức khác có rừng tự nhiên.

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị định số 107 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị định số 107 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ và Quyết định số 641/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế (Quỹ) đã phổ biến các quy định, nội dung trọng tâm liên quan đến việc triển khai nguồn ERPA trong các các cuộc họp giao ban khối Lâm nghiệp, các cuộc họp với các Sở, ngành liên quan và các huyện thông qua các cuộc làm việc, kiểm tra, giám sát với các chủ rừng, các cuộc tuyên truyền tại các cộng đồng thôn, bản.

Ngoài ra, thực hiện công văn số 934/LN-QBVPTR của Cục Lâm nghiệp về việc thông báo tạm ứng tiền và triển khai nguồn thu từ ERPA; Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động xây dựng quy trình chi trả tiền từ nguồn chuyển nhượng kết quả phát thải cũng như xây dựng bộ hồ sơ mẫu cho từng đối tượng chủ rừng để các chủ rừng có thể nhận được nguồn tiền thuận lợi, minh bạch. Quỹ đã phối hợp với các Hạt kiểm lâm cấp huyện, UBND cấp xã rà soát thông tin các đối tượng được chi trả là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình và hướng dẫn thực hiện chi trả theo quy định.

Đặc biệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, đại diện Ngân hàng thế giới, triển khai các hoạt động tham vấn nội dung hướng dẫn thực hiện ERPA cho các chủ rừng là tổ chức, UBND xã, cộng đồng và các bên liên quan tại huyện Nam Đông và Phong Điền.

Tham vấn các chủ rừng về thực hiện ERPA tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tham vấn các chủ rừng về thực hiện ERPA tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại các buổi tham vấn, các chuyên gia, cán bộ đã trao đổi, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm, ghi nhận những bất cập để kịp thời điều chỉnh phù hợp với các hướng dẫn ban hành nhằm đạt mục tiêu quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng, phát triển sinh kế, bảo vệ và phát triển rừng. Qua buổi tuyên truyền người dân đã hiểu biết hơn trong việc thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng và học hỏi thêm được các mô hình phát triển sinh kế để lựa chọn, lên kế hoạch áp dụng cho cộng đồng mình.

Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo và cán bộ Ban QLRPH Nam Đông trong hoạt động tham vấn chủ rừng là tổ chức, UBND xã, cộng đồng và các bên liên quan về nội dung hướng dẫn thực hiện ERPA tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo và cán bộ Ban QLRPH Nam Đông trong hoạt động tham vấn chủ rừng là tổ chức, UBND xã, cộng đồng và các bên liên quan về nội dung hướng dẫn thực hiện ERPA tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay, Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh các hoạt động liên quan nhằm xây dựng chính sách, quy định, hợp tác phát triển thị trường carbon rừng, góp phần quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển…

Ông Nguyễn Tất Tùng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Nếu khai thác được hết tiềm năng từ bán tín chỉ các bon rừng chắc chắn rừng Thừa Thiên Huế nói riêng, cả nước nói chung sẽ được quản lý bền vững, vốn rừng ngày càng được tăng lên góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên thế giới. Nguồn lực này cũng sẽ giảm áp lực cho việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho công tác bảo vệ rừng tại các địa phương”.

Tin cùng chuyên mục

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh phát huy tinh thần 'Kỷ luật - Đồng tâm' - Bài cuối: Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ tới

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIV.
(PLVN) - Mới đây, tại Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết quan trọng để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định tại Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 02/12/2024 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 với chủ đề công tác năm là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ
(PLVN) - “Các đơn vị thuộc công an tỉnh huy động tối đa lực lượng, phương tiện, đồng loạt ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện dịp cuối năm phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn, bình yên”, Đại tá Nguyễn Hồng Phong – Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.