Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đêm Đà Nẵng

Một góc chợ đêm An Thượng.
Một góc chợ đêm An Thượng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 28/9/2020, UBND TP Đà Nẵng có Quyết định 3613/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tại TP Đà Nẵng”.

Theo đó, TP triển khai Đề án theo 3 giai đoạn: Thí điểm từ năm 2021 - 2022; từ năm 2022 - 2025 sẽ hoàn thành định hướng phát triển kinh tế ban đêm; từ năm 2025 trở đi hoàn thành đưa vào hoạt động các dự án, các tổ hợp giải trí ban đêm; tăng tốc phát triển và phát huy hiệu quả các hoạt động - dịch vụ phát triển kinh tế ban đêm.

Đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, bước đầu TP đã triển khai và đạt được một số kết quả như: Khai trương bãi biển đêm Mỹ An với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim trên bãi biển, trải nghiệm check-in, chiếu sáng nghệ thuật…; tăng tần suất trình diễn cầu Rồng phun lửa, phun nước vào thứ Sáu, Bảy, Chủ nhật hàng tuần; khai trương phố du lịch An Thượng; tổ chức định kỳ chương trình âm nhạc đường phố; khai trương Công viên APEC; tổ chức hoạt động tại chợ đêm Helio, chợ đêm Sơn Trà, phố ăn vặt Nam Ô...

Bên cạnh đó, các khu, điểm du lịch cũng đã khai thác và bổ sung các sản phẩm mới như tại Sun World Bà Nà Hills; Sunworld Danang Wonders; Công viên suối khoáng nóng núi Thần Tài; khai trương hoạt động khu phức hợp vui chơi giải trí…

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế du lịch về đêm tại Đà Nẵng cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: Các khu vực phát triển dịch vụ du lịch ban đêm hiện nay xen lẫn với khu dân cư; một số hoạt động chịu ảnh hưởng bởi đặc thù thời tiết, khó tổ chức vào mùa mưa như chợ đêm, sự kiện, lễ hội...

Ví dụ như tại điểm du lịch đêm mới khai thác là phố đi bộ, chợ đêm An Thượng (quận Ngũ Hành Sơn), tuy mô hình được sự đón nhận của khách tham quan, du lịch, nhưng theo ý kiến phản ánh, một số tiểu thương kinh doanh tại đây sử dụng loa mở nhạc âm lượng rất lớn để thu hút khách. Điều này không tạo được bản sắc riêng mà còn ảnh hưởng khách lưu trú.

Về phía Sở Công Thương, đại diện cơ quan này cho biết đã triển khai một số nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế đêm như khuyến khích, vận động các siêu thị, trung tâm mua sắm, các cửa hàng ăn uống… tăng thời gian mở cửa phục vụ sau 22h các ngày cuối tuần và các ngày lễ lớn (Giỗ Tổ Hùng Vương, dịp 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Lễ hội pháo hoa, Quốc khánh 2/9...) gắn với các chương trình ưu đãi đặc biệt.

Sắp tới, Sở Công Thương sẽ hỗ trợ, hướng dẫn về thủ tục và cấp phép cho một DN để triển khai hoạt động kinh doanh của một số cửa hàng miễn thuế tại sân bay Đà Nẵng và thành lập 1 cửa hàng miễn thuế trong nội địa tại quận Ngũ Hành Sơn.

Cùng với đó, Sở sẽ hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo chợ Hàn, trong đó đã hình thành điểm check-in về lịch sử hình thành và phát triển của chợ; đồng thời vận động các hộ tiểu thương tại khu ẩm thực của chợ Hàn kéo dài thời gian phục vụ về đêm.

Mặt khác, ngành Công Thương sẽ phối hợp với UBND quận Hải Châu, Thanh Khê và Sở, ngành liên quan khảo sát một số tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn và đã đề xuất UBND TP kế hoạch tổ chức cuộc thi thiết kế logo nhận diện các tuyến phố chuyên doanh; bộ tiêu chí công nhận tuyến phố chuyên doanh và cho triển khai thí điểm chương trình “Rực rỡ ánh sáng, khởi sắc tuyến phố chuyên doanh”.

Ngoài ra, xây dựng phương án thí điểm phố đi bộ Bạch Đằng (đoạn từ cầu Rồng đến cầu Trần Thị Lý), thí điểm tổ chức dịch vụ phục vụ du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi và công viên bờ Đông chân cầu Nguyễn Văn Trỗi…

Để triển khai hiệu quả việc phát triển kinh tế ban đêm, Sở Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo, khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đêm…. tăng thời gian mở cửa phục vụ vào dịp các ngày lễ lớn.

Đồng thời đẩy mạnh việc tổ chức các chương trình khuyến mại kích cầu nhu cầu mua sắm của người dân và khách du lịch; phối hợp với các đơn vị liên quan khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng trung tâm mua sắm, khu phi thuế quan, các tổ hợp vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế; hình thành một số chợ điểm phục vụ du lịch hoạt động về đêm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang để bảo đảm an toàn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dala Travel)
(PLVN) - Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa
(PLVN) - Ngày 29/10/2024, tại thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?
(PLVN) - Lần đầu tiên Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với nhiều chương trình hấp dẫn. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, Ban Tổ chức ưu tiên xã hội hoá, hạn chế thấp nhất tới sử dụng ngân sách vào tổ chức lễ hội và đến nay công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản hoàn thành.

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao
(PLVN) - Cùng với việc đẩy mạnh truyền thông, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển du lịch chất lượng cao, xứng đáng là thiên đường nghỉ dưỡng.

Làm du lịch từ góc nhìn lễ hội mang bản sắc các dân tộc, vùng miền

Cần khai thác hiệu quả các lễ hội của cộng đồng DTTS. (Nguồn: TT Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có lễ hội gắn với từng vùng đất mang đến những nét đặc sắc và hấp dẫn riêng từ trang phục, ẩm thực truyền thống đến nghi thức, nghi lễ. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, còn mà là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ
(PLVN) - Trong 2 ngày 23, 24/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn Độ) và Chương trình chào đón chuyến bay từ Ahmedabad (Ấn Độ)-Đà Nẵng.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.