Nhiều giải pháp gỡ khó cho thị trường condotel

Thị trường Condotel được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, khung pháp lý ngày càng hoàn thiện
Thị trường Condotel được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, khung pháp lý ngày càng hoàn thiện
(PLVN) - Thị trường bất động sản (BĐS) du lịch nghỉ dưỡng (condotel) được dự báo sẽ tiếp tục phát triển nhanh, mạnh ở nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, do đây là mô hình kinh tế BĐS chia sẻ còn mới mẻ ở Việt Nam nên từ khung pháp lý lẫn hoạt động thực tiễn còn một số bất cập, cần tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện.

Nhiều giải pháp cho thị trường Condotel phát triển bền vững đã được nêu ra tại buổi Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường Condotel” được tổ chức sáng nay - 27/2.

Condotel là xu thế phát triển tất yếu

Theo ông Vũ Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), nước ta có những lợi thế lớn mà nhiều nước trên thế giới không có để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Bờ biển nước ta dài, nhiều vùng biển đẹp; vùng núi cao có khung cảnh hùng vĩ; khí hậu nước ta nắng ấm. “Đây là điều kiện tốt đề phát triển du lịch, phát triển BĐS nghỉ dưỡng mà phương Tây không có”, ông Thanh nói.

Ông Vũ Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ Khách sạn
Ông Vũ Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ Khách sạn 

Cũng theo ông Thanh, Chính phủ đã có chính sách cụ thể để phát triển ngành du lịch, định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực tế, nước ta có những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, những khu resort đẳng cấp quốc tế. Hiện nay, khách quốc tế ngày càng ưa thích Việt Nam. Bằng chứng là năm 2015 nước ta chỉ có 7,9 triệu lượt khách quốc tế, nhưng sau ba năm, tức năm 2018 con số này đã lên đến 18 triệu lượt khách. Theo tính toán của Tổng cục Du lịch, đến năm 2025, lượt khách quốc tế đến Việt Nam là 35 triệu, đến năm 2030 là 50 triệu. “Du lịch phát triển thì BĐS nghỉ dưỡng phát triển, thị trường condotel phát triển, đấy là tất yếu”, Vụ trưởng Vụ Khách sạn phân tích.

Theo các chuyên gia, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay thị trường condotel đang tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, sau thời gian dịch và trong tương lai những năm tới, condotel sẽ phát triển mạnh mẽ. Điều quan tâm và đáng bàn lúc này là làm sao để condotel phát triển bền vững, làm sao để nhà đầu tư thứ cấp tin tưởng vào tương lai condotel?

Giáo sư Đặng Hùng Võ
Giáo sư Đặng Hùng Võ

Theo giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, kinh tế chia sẻ đang phát triển ở Việt Nam. “Condotel là một dạng BĐS kinh tế chia sẻ, Nhà nước phải thay đổi tư duy quản lý để loại hình kinh tế này phát triển lành mạnh. Không thể mang tư duy kinh tế truyền thống để quản lý kinh tế chia sẻ”, ông Võ nói và cho rằng, khung pháp lý đối với loại hình BĐS du lịch nghỉ dưỡng cần tiếp tục được nới rộng. “Văn bản 703/BTNMT-TCQLĐĐ do Bộ TNMT mới ban hành là cần thiết, đã hướng dẫn “cấp sổ” cho người sở hữu condotel. Tuy nhiên, khung pháp lý cần tiếp tục nới rộng”, ông Võ nói.

Những góp ý để khung pháp lý hoàn thiện

Ông Đặng Hùng Võ phân tích, văn bản 703 mới thực hiện được một nửa nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ TNMT trong chỉ thị 11/2019. Ông Võ cho rằng, Bộ TNMT cần tiếp tục rà soát lại quy hoạch kế hoạch sử dụng đất để điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn thị trường. Đồng thời, Bộ TNMT nên tiếp tục có những hướng dẫn cụ thể với các nội dung khác liên quan đến sở hữu, chuyển nhượng codontel.

Đại diện đến từ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn APEC đánh giá, thị trường condotel hiện tại gặp một số khó khăn, nhưng chỉ là khó khăn tạm thời, trong ngắn hạn. APEC hiện đang xây dựng nhiều dự án condotel; chiến lược và tham vọng của APEC là đầu tư xây dựng khoảng 30.000 – 50.000 đơn vị condotel ở khắp đất nước, từ vùng biển đến vùng núi. “Hiện nay, chúng tôi cần pháp lý ổn định để niềm tin khách hàng ổn định. Chúng tôi tin rằng nếu làm việc nghiêm túc, sáng tạo, vì sự phát triển chung của đất nước thì sẽ có kết quả tốt”, ông Huy nói.

Phó TGĐ Tập đoàn APEC Nguyễn Quang Huy
Phó TGĐ Tập đoàn APEC Nguyễn Quang Huy

Ông Huy cũng cho rằng, trong quá trình phát triển condotel, cần minh bạch thông tin với nhà đầu tư thứ cấp; “sổ” được cấp có thời hạn 50 hay 70 năm cần nói rõ với khách hàng, giải thích để họ hiểu và an tâm đầu tư. Phó tổng giám đốc Tập đoàn APEC cũng cho rằng cần tách “sổ” cho khách hàng với loại hình shophouse. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện cho nhà đầu tư vay vốn ngân hàng trong đầu tư condotel. “Vì chưa có “sổ” nên ngân hàng không cho vay, nhất là với nhà đầu tư thứ cấp; giờ condotel chủ yếu thực hiện từ vốn tự có”, ông Huy nói.

Liên quan đến khung pháp lý condotel, bà Phạm Thị Thịnh - Phó cục trưởng Cục Đăng ký đất đai (Bộ TNMT) - cho biết, Luật đất đai năm 2013 quy định, đất trong một dự án được xây dựng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong BĐS du lịch nghỉ dưỡng, condotel vừa có chức năng căn hộ vừa có chức năng khách sạn, đồng thời có thêm các yếu tố kinh tế chia sẻ. “Luật đất đai hiện hành đã bao hàm nội dung quản lý dạng đất xây dựng condotel. Nói cách khác, pháp luật đã có khung bảo vệ loại hình BĐS condotel”, bà Thịnh nói và cho biết, bản thân cơ quan quản lý Nhà nước luôn muốn song hành với doanh nghiệp để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, cũng là cách thức để tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Ông Vũ Văn Thanh – Vụ trưởng Vụ khách sạn, Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch:

"Việt Nam đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá của các tổ chức quốc tế về du lịch. Riêng năm 2019, Việt Nam là “Điểm đến hàng đầu Châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu Châu Á”, “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019”… Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng danh hiệu “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019”.

Về số khách du lịch, nếu như vào năm 1994 Việt Nam mới chỉ có 1 triệu khách quốc tế, thì đến năm 2015 đã có tới 7,9 triệu, và tiếp tục tăng lên trên 18 triệu năm 2019. Dự báo đến 2020, chúng ta dự kiến đón 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỉ đồng.

Về cơ sở lưu trú, nếu trong năm 2015, Việt Nam có 19.000 cơ sở lưu trú thì tới năm 2019 chúng ta đã có 30.000 cơ sở với 650.000 phòng. Đặc biệt trong đó, nhiều khu nghỉ dưỡng của Việt Nam phát triển với quy mô chất lượng và đẳng cấp đã ngang tầm quốc tế, InterContinental Đà Nẵng 2 năm liền là Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất châu Á.

Đảng và Chính phủ cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiến lược phát triển du lịch năm 2030 cũng tái khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn". 

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.