Nhiều dư địa xuất khẩu trái cây Việt

Vải thiều Việt Nam lên kệ siêu thị ở Nhật.
Vải thiều Việt Nam lên kệ siêu thị ở Nhật.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày đầu tháng 8/2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng 6 tấn vải tươi đã cập cảng Rotterdam (Hà Lan) sau 5 tuần di chuyển bằng đường biển, đã mở ra thêm một cơ hội lớn cho các loại hoa quả tươi Việt Nam xuất ngoại, qua đó góp phần đa dạng thị trường tiêu thụ cho mặt hàng nông sản Việt Nam.

Nông sản Việt có mặt tại nhiều thị trường lớn

Quả vải tươi Việt Nam cuối mùa đã xuất hiện tại các kệ siêu thị ở Hà Lan với mẫu mã, chất lượng giữ nguyên như thời điểm được hái ở vựa vải trong nước, dù mất hơn 1 tháng để đến châu Âu. Cùng thời điểm, nhãn lồng Hưng Yên cũng chính thức được bán tại Singapore với mức giá hơn 200.000 đồng/kg.

Trước đó, vào chính vụ, gần chục tấn vải thiều cũng đã sang đến Đức, Pháp, Hà Lan bằng đường hàng không. Trong khi, tỉnh Sơn La cũng xuất khẩu (XK) lô nhãn đầu tiên sang các nước châu Âu ngay đầu vụ nhãn năm nay… Lô nhãn lồng này đã được phân phối ngay sau khi thông quan cho một số cửa hàng thực phẩm châu Á tại các nước Hà Lan, Bỉ, Pháp và Anh.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, XK mặt hàng rau quả trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2,03 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, XK các loại hoa quả là chủng loại XK chính trong cơ cấu mặt hàng rau quả của Việt Nam khi chiếm đến 70,2% trong trị giá XK rau quả. Hiện các loại hoa quả Việt Nam xuất nhiều nhất ở khu vực châu Á, tiếp đến là châu Mỹ và châu Âu.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chính thức được cấp phép XK 6 loại quả tươi sang Hoa Kỳ gồm xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Thị trường Trung Quốc cũng đã có mặt 9 loại quả tươi của Việt Nam theo đường XK chính ngạch, gồm thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đồng ý phương án cho XK tạm thời hai mặt hàng là khoai lang và sầu riêng.

Nhật Bản cũng được coi là một thị trường XK rau quả tiềm năng của Việt Nam khi đây là một trong 10 thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã được cấp phép XK chuối, xoài, thanh long và vải sang Nhật Bản. Nhu cầu của thị trường Nhật Bản cho các loại quả tươi này là rất lớn, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Tương tự, Australia cũng đã chính thức cho phép nhập khẩu (NK) các loại quả tươi vải, xoài thanh long và nhãn từ Việt Nam.

Tiềm năng đan xen thách thức

Theo Bộ Công Thương, nhiều loại quả là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… đang có rất nhiều cơ hội tiếp cận thị trường châu Âu, đặc biệt là thị trường Anh khi các loại hoa quả nhiệt đới xuất xứ từ các quốc gia cạnh tranh như Brazil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Anh.

Hiện Anh đang là thị trường NK rau quả lớn thứ 4 trên thế giới nhưng thị phần của Việt Nam trong tổng NK của Anh ở mức rất thấp (chỉ chiếm 0,1%). FTA với Anh được kỳ vọng như một chìa khóa mở ra cơ hội cho các mặt hàng rau củ quả nói chung, hoa quả tươi nói riêng.

Tuy nhiên, để XK được hoa quả tươi vào Anh, các loại quả của Việt Nam phải vượt qua nhiều điều kiện, bởi Anh kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và các sản phẩm hóa chất dùng trong sản phẩm nông nghiệp.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, Hoa Kỳ vẫn NK tới 14,1 tỷ USD trái cây, tăng nhẹ so với năm 2019. Năm 2021, nhờ kiểm soát dịch bệnh và gói kích thích kinh tế lớn, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi rõ rệt và mức chi cho thực phẩm của người dân tăng hơn.

Do đó, cơ hội XK rau quả vào thị trường này là rất lớn khi tỷ trọng NK hàng rau quả của Hoa Kỳ chiếm 18,9% tổng trị giá NK mặt hàng này trên thế giới, trong khi trị giá NK từ Việt Nam chỉ chiếm 0,6% trong tổng trị giá NK hàng rau quả của Hoa Kỳ.

Thương vụ đánh giá, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động XK trái cây tươi sang Hoa Kỳ cũng gặp các khó khăn như sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được trồng ngày càng nhiều tại các bang ở Hoa Kỳ hay tại Mê-hi-cô và các nước Nam Mỹ có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam.

Ngoài ra, do khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển, bảo quản cao nên giá thành trái cây của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn. Quả tươi có mùa vụ ngắn cũng đòi hỏi các khâu trong chuỗi phân phối phải rất kỹ càng và cẩn thận.

Tương tự, hoa quả Việt Nam cũng mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị NK của Nhật Bản, Trung Quốc. Điều này chứng tỏ dư địa dành cho quả tươi Việt Nam vào các thị trường này là rất lớn.

Tuy nhiên, hiện nay, hàng hóa Việt Nam nói chung, hoa quả nói riêng đang gặp nhiều bất lợi khi XK sang các thị trường này do sự thiếu hụt container khiến cước phí vận chuyển tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại các thị trường XK. Chưa kể, Trung Quốc hiện đã siết chặt các điều kiện NK vào nội địa và Nhật Bản thì luôn đòi hỏi chất lượng rất cao.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.