Nhiều điểm sáng trong công tác thực hiện Luật Nuôi con nuôi tại Thanh Hóa

Nhiều điểm sáng trong công tác thực hiện Luật Nuôi con nuôi tại Thanh Hóa
(PLVN) - Nhiều trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha, mẹ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác đã tìm được gia đình thay thế, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em được sống, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Sau 10 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi (NCN) và Công ước La Hay, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã giải quyết nhiều trường hợp NCN trong nước, 42 trường hợp NCN có yếu tố nước ngoài. Qua đó, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha, mẹ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác đã tìm được gia đình thay thế, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em được sống, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Ngay sau khi Luật NCN được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 7 thông qua, Sở Tư pháp Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 10-3-2011 phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật NCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó Sở Tư pháp Thanh Hoá cũng định kỳ tổ chức hội nghị phổ biến quán triệt Luật NCN cho gần 500 cán bộ chủ chốt, báo cáo viên pháp luật các sở, ngành cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo, trưởng các phòng có liên quan ở cấp huyện. Thường xuyên lồng ghép tổ chức phổ biến quán triệt Luật NCN, Công ước La Hay và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành cho báo cáo viên, hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ chủ chốt ở cơ sở thông qua triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật do ngành tư pháp chủ trì thực hiện.

Từ năm 2011 đến nay, sở đã tổ chức 15 hội nghị tập huấn nghiệp vụ pháp luật lĩnh vực công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, NCN cho gần 8.000 lượt công chức tư pháp - hộ tịch cấp huyện, xã. Các vướng mắc liên quan đến công tác NCN được phản ánh đều được Sở Tư pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời...

Nhiều trẻ mồ cô đã tìm được mái ấm gia đình thay thế
Nhiều trẻ mồ cô đã tìm được mái ấm gia đình thay thế

Hiện tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký NCN và lưu trữ hồ sơ đăng ký NCN thông qua phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc đăng ký, thống kê, theo dõi số liệu nhanh chóng, chính xác, đầy đủ; giảm thao tác, rút ngắn thời gian tra cứu, tạo thuận lợi cho UBND cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch trong việc thực thi nhiệm vụ. Công tác cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực NCN luôn được UBND các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện bằng việc rà soát, công khai thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; niêm yết công khai về thủ tục, hồ sơ tại trụ sở làm việc của UBND cấp xã để người dân thuận tiện tìm hiểu, giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đánh giá của Sở Tư pháp, sau 10 năm thực hiện Luật NCN và Công ước La Hay, công tác NCN trong nước trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật về NCN và các quy định pháp luật có liên quan, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em được sống, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Nhiều trẻ em có được mái ấm gia đình thay thế, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt. Đồng thời, góp phần giúp nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ đơn thân hoặc các gia đình hiếm muộn được thực hiện quyền làm cha mẹ. Các trường hợp đăng ký NCN được thực hiện đúng tinh thần nhân đạo, tự nguyện xác lập quan hệ cha mẹ và con; kịp thời ngăn chặn và phát hiện những trường hợp lợi dụng quy định của pháp luật về NCN nhằm mục đích trục lợi mà pháp luật nghiêm cấm. Đến nay, trên địa bàn tỉnh không có trường hợp bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính liên quan đến việc NCN.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện, công tác đăng ký, quản lý NCN trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, như: nhận thức, sự hiểu biết pháp luật về NCN của một số người dân còn hạn chế, do đó có trường hợp người dân nhận trẻ em bị bỏ rơi về nuôi dưỡng mà không thực hiện các thủ tục đối với trẻ em bị bỏ rơi hoặc tự ý nhận con nuôi mà không thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Sau một thời gian dài mới làm thủ tục đăng ký nhận con dẫn đến việc xác định nguồn gốc và tình trạng trẻ em bị bỏ rơi là hết sức khó khăn, phức tạp, không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết việc nhận NCN.

Theo quy định của Luật NCN thì việc nhận NCN phải được sự đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc của người giám hộ của trẻ em được nhận NCN. Nhưng thực tế lại phát sinh một số trường hợp cho nhận con nuôi rất tùy tiện, như sau khi sinh con, cha mẹ đẻ cho con làm con nuôi dưới hình thức trao tay, giấy viết tay, giấy chứng sinh... mà không để lại địa chỉ hoặc để lại địa chỉ giả dẫn đến khi tiến hành thủ tục đăng ký NCN, cơ quan đăng ký hộ tịch không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ để lấy ý kiến đồng ý theo quy định của pháp luật. Việc thông báo tình hình phát triển của trẻ định kỳ còn gặp nhiều khó khăn do nhiều trường hợp cha mẹ nuôi thay đổi địa chỉ hoặc không chủ động báo cáo tình hình phát triển của trẻ em theo định kỳ 6 tháng 1 lần, nên nhiều trường hợp UBND cấp xã không nắm bắt kịp thời được tình hình phát triển của trẻ em...

Đọc thêm

“Tướng” Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 (áo kẻ) báo cáo lãnh đạo EVN về tiến độ công trình đường dây 500kV mạch 3.
(PLVN) -“Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!” để chinh phục cho được điểm cao 145 mét, dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"
(PLVN) - Theo  PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, “Quyền con người” là khát vọng của con người, là giá trị phổ quát của nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại, là biểu hiện trình độ của tiến bộ xã hội, vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc, dù có sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đều có quyền thụ hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao đẹp này. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Hải Bình về vấn đề này. 

A Bát: Tổ trưởng Tổ an ninh cơ sở mẫn cán của buôn làng Ba Na

Ông A Bát tích cực vận động dân làng tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
(PLVN) - Hàng chục năm qua, ông A Bát (SN 1960, trú tại thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, giúp bà con thoát nghèo. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, ông A Bát vinh dự khi được nhận Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Hải Phòng: Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác quản lý Lý lịch tư pháp

Hải Phòng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp Phiếu LLTP, xóa án tích.
(PLVN) -  Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, UBND TP Hải Phòng, công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) và xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP của Hải Phòng dần đi vào nền nếp; qua đó góp phần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục đề nghị cấp Phiếu LLTP.

Nữ cán bộ ngành Tư pháp tự tin, tỏa sáng dịp 20/10

Các đại biểu tham dự buổi sinh hoạt nữ công chiều 18/10.
(PLVN) - Chiều 18/10, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp tổ chức buổi sinh hoạt nữ công để ôn lại truyền thống, nâng cao nhận thức của công chức, viên chức nói chung; công chức, viên chức nữ nói riêng về vai trò, sự đóng góp đối với Bộ, ngành Tư pháp, đồng thời tăng cường giao lưu, tạo sự gắn kết trong cơ quan Bộ.

Chi bộ Khối Hành chính (Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam): Sinh hoạt chi bộ tháng 10 và kết nạp đảng viên mới tại Sài Sơn, Quốc Oai

Các đảng viên Chi bộ Khối Hành chính tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy)
(PLVN) - Sáng 18/10, tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, Chi bộ Khối Hành chính thuộc Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổ chức sinh hoạt chi bộ tháng 10;

Cần có chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 18/10, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học về Chính sách, pháp luật về nhà giáo: Tiếp cận từ thực tiễn các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. PGS.TS Tô Văn Hoà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chủ trì Hội thảo.

Giáo sư, Viện sĩ danh dự Nguyễn Văn Đệ: Người nặng lòng với sự nghiệp Y tế tư nhân Việt Nam

Giáo sư, Viện sĩ danh dự Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực, doanh nhân thành công ở nhiều lĩnh vực kinh doanh- đầu tư.
(PLVN) -Tính từ năm 2014 đến nay, Giáo sư, Viện sỹ danh dự Nguyễn Văn Đệ cùng Ban chấp hành Hiệp hội Y tế tư nhân Việt Nam đã tham gia hàng trăm văn bản góp ý về hoạt động xây dựng phát triển doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực y tế đến Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành. Cũng từ đó nhiều chính sách mở đường cho y tế tư nhân có sự công bằng, phát triển mạnh mẽ và có vị thế như ngày hôm nay.