Nhiều địa phương thực hiện tốt chính sách pháp luật liên quan đến chất thải nhựa

Biến rác thải từ các tàu đánh cá thành tiền.
Biến rác thải từ các tàu đánh cá thành tiền.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một số địa phương đã đưa ra những chế tài để áp dụng các quy định cấm du khách mang và sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Một số điểm du lịch nổi tiếng và địa phương khác có tiềm năng phát triển du lịch cũng đã áp dụng các giải pháp giảm thiểu lượng rác thải nhựa phát sinh. Theo nhận định của các chuyên gia về môi trường, các giải pháp này chắc chắn sẽ mang đến những tác động nhất định trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm nhựa của chúng ta...

Theo một số ước tính thì hàng năm khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải chịu thiệt hại lên đến 622 triệu USD do chi phí làm sạch bãi biển. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, việc xử lý rác nhựa là một nhiệm vụ khó khăn và tốn kém, với nhiều bãi biển nổi tiếng trên thế giới đã phải đóng cửa do ô nhiễm. Còn tại Việt Nam, nhiều khu du lịch cũng đang bị “tấn công” bởi rác thải nhựa, không chỉ đem lại những hệ lụy tiêu cực đến môi trường mà còn cả những tác động nhất định đến kinh tế, xã hội, du lịch.

Chương trình Đô thị giảm nhựa được triển khai thực hiện thông qua nguồn tài trợ từ Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam là Chủ dự án, phối hợp cùng WWF triển khai từ năm 2020 tại 10 khu vực ở 9 tỉnh thành phố. Thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn, thực hiện các chính sách ưu tiên liên quan đến chất thải nhựa, các hoạt động tăng cường năng lực, đào tạo, bồi dưỡng, truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, quản lý rác thải nhựa ở các khu bảo tồn biển, điểm đến du lịch.

Theo báo cáo của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Triển khai chương trình, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã phối hợp với các địa phương tiến hành thực hiện nghiên cứu đầu vào để đánh giá về hiện trạng quản lý và phát sinh rác thải của các địa bàn. Từ đó, xác định những nguồn phát thải chính, những điểm nóng ô nhiễm và các nguyên nhân gây thất thoát rác nhựa. Với kết quả này, chúng tôi đã và đang nỗ lực cùng các địa phương không chỉ ngăn chặn chất thải nhựa thất thoát ra môi trường, mà còn xóa các điểm nóng rác thải cũng như đẩy mạnh khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững. Qua đó, góp phần hỗ trợ địa phương phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường Xanh-Sạch-Đẹp.

Theo ông Nguyễn Đức Toàn - Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam: “Thời gian qua, chúng tôi đã hỗ trợ xây dựng, tham vấn và từ đó thúc đẩy các địa phương ban hành thành công kế hoạch hành động Quản lý rác thải nhựa của địa phương dựa trên Kế hoạch Quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Qua đó, đã triển khai một số giải pháp và ghi nhận các kết quả đáng khích lệ đối với vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhựa tại các khu du lịch, khu bảo tồn biển”.

Thực tế khảo sát tại các địa phương cho thấy, do đặc thù nằm giữa biển, một số khu du lịch, khu bảo tồn biển còn gặp rất nhiều khó khăn. Các địa phương này nhìn chung đang áp dụng các biện pháp chôn lấp, đốt và tái sử dụng, tái chế không chỉ riêng rác thải nhựa mà còn cả các loại rác khác, ví dụ như làm phân hữu cơ từ rác thải thực phẩm. Tuy nhiên, do lượng rác thải lớn và ngày càng tăng theo số lượng du khách ngày càng nhiều hơn, trong khi đó hạ tầng cũng như kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được đã gây ra hiện tượng rác bị chất đống với nhiều rủi ro bị thất thoát ra môi trường.

Đặc biệt hơn nữa, một số địa phương còn hứng chịu lượng rác không nhỏ theo sóng biển và gió mùa từ khắp nơi, thậm chí từ bên kia bờ đại dương, tấp vào bờ. Mặc dù nhiều địa phương đã rất nỗ lực với các giải pháp như sử dụng kè hay lưới chắn rác, tổ chức dọn rác định kỳ,.., nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết được tận gốc rễ vấn đề này.

Trước thực trạng này, một số địa phương đã đưa ra những chế tài để áp dụng các quy định cấm du khách mang và sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần như ly, cốc nhựa, túi ni lông hay hộp xốp đựng thức ăn. Một số điểm du lịch nổi tiếng tại Côn Đảo, Phú Quốc, Cô Tô, hay TP. Huế và một số địa phương khác có tiềm năng phát triển du lịch cũng đã áp dụng các giải pháp giảm thiểu lượng rác thải nhựa phát sinh như cung cấp cho du khách các chai nước thủy tinh đóng chai có thể tái sử dụng, lắp đặt các trụ nước miễn phí cho du khách, hay hạn chế và tiến tới không cho du khách mang túi ni-lông, mút xốp cắm hoa đến các khu di tích.

Theo nhận định của các chuyên gia về môi trường, các giải pháp này chắc chắn sẽ mang đến những tác động nhất định trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm nhựa của chúng ta. Đặc biệt, trong trường hợp hiện nay thì một số du khách đang có thói quen tiêu dùng quá mức, trong khi một số mặt hàng thì được đóng gói bằng bao bì nhựa quá mức cần thiết. Đối với các trường hợp này thì các giải pháp hạn chế và cấm sử dụng sẽ giúp giảm phát sinh lượng nhựa dùng 1 lần mà vẫn không làm ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của du khách.

Một số vật liệu mới bao gồm nhựa sinh học, và nhựa có thể phân hủy sinh học cũng đang được sử dụng trong thời gian gần đây. Tuy không phải là giải pháp triệt để, nhưng nhìn chung hai loại vật liệu nhựa này cũng có một số ưu điểm nhất định.

Nhựa sinh học bao gồm các loại nhựa có nguồn gốc từ thực vật hoặc sinh khối khác có những ưu điểm về môi trường hơn so với các loại nhựa có nguồn gốc từ nguyên liệu hóa thạch, tùy thuộc vào phương pháp sản xuất, tuổi thọ sản phẩm và xử lý cuối vòng đời. Tuy nhiên chúng ta cần bảo đảm các loại nhựa sinh học này phải có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp, cũng như có một cơ chế quản lý có trách nhiệm để phát huy hết ưu điểm của loại nhựa này.

Đối với nhựa có thể phân hủy sinh học như PLA, PHA có thể phân hủy hoàn toàn thành các chất có trong tự nhiên, không yêu cầu điều kiện môi trường cụ thể, thì có thể mang lại hiệu quả nếu được kết hợp với cơ sở hạ tầng thích hợp cho việc thu gom, bảo đảm vật chất kể cả sau khi phân hủy cũng không bị thất thoát vào môi trường.

Nhìn chung, việc sử dụng bất kỳ vật liệu thay thế nào cũng cần phải được xem xét cẩn trọng. Vì bất kỳ vật liệu nào cũng tạo nên những tác động nhất định đến hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa hiện tại là kết quả của vô số yếu tố bao gồm cả một hệ thống quản lý tài nguyên còn nhiều hạn chế, dẫn đến không có khả năng thu hồi đầy đủ vật liệu tại cuối vòng đời sử dụng. Vì vậy, bất kỳ vật liệu nào cũng không nên được thiết kế để kết thúc vòng đời sử dụng trong tự nhiên mà cần được đưa vào luân chuyển theo nguyên tắc của một nền kinh tế tuần hoàn. Điều này không chỉ áp dụng riêng đối với nhựa, mà còn đối với các vật liệu khác như giấy, kim loại hay thủy tinh.

Tin cùng chuyên mục

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Đọc thêm

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Bão Yinxing đã đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.