Nhiều địa phương gồng mình chống dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những ngày gần đây, dịch sốt xuất huyết (SXH) ở nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khiến cho ngành y tế các tỉnh phải gồng mình ứng phó.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ngày 3/11 cho biết, tính đến hết tháng 10/2022 toàn thành phố đã ghi nhận 70.370 trường hợp mắc bệnh SXH. Bệnh tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuần qua, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 1.628 ca SXH, giảm 27,% so với trung bình 4 tuần trước, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ năm trước.

HCDC cảnh báo, hiện nay khoảng 75% số trường hợp tử vong do SXH là người lớn. Nhiều trường hợp đến bệnh viện trễ gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời. Ngành Y tế khuyến cáo cộng đồng khi có dấu hiệu sốt cao 39 đến 40 độ C, đột ngột, liên tục, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp…

Tại Cần Thơ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cho biết từ đầu năm đến nay, thành phố ghi ghi nhận hơn 4.800 ca mắc SXH, tăng hơn 4.000 ca so với cùng kỳ năm 2021, không có ca tử vong. Tuy nhiên mới đây, ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều đã có một em sinh viên 20 tuổi, tử vong vì bệnh SXH.

Ngành Y tế Cần Thơ dự báo số ca mắc SXH trên địa bàn có nguy cơ tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm, do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển…

Bác sĩ Lê Phúc Hiển, Phó Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, CDC Cần Thơ nhận định, khi có ca bệnh SXH trên địa bàn, Trung tâm Y tế quận, huyện phải phân công cán bộ giám sát, kiểm tra các ca bệnh. Khi có ổ dịch, cần phân công cán bộ giám sát, kiểm tra chỉ số côn trùng, BI (dụng cụ chứa nước có lăng quăng) và kỹ thuật pha, phun hóa chất diệt muỗi. Trong công tác xử lý ổ dịch, phải loại bỏ lăng quăng triệt để, tuân thủ đúng thời gian và phun hóa chất đúng bán kính.

Tại Vĩnh Long, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 2.880 ca mắc, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó 3 trường hợp đã tử vong, so với năm ngoái không có ca tử vong nào. Các ổ dịch tập trung nhiều nhất tại huyện Tam Bình, Bình Tân và TP Vĩnh Long với gần 400 ca.

Trước tình hình này, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long Hồ Thị Thu Hằng cho biết, ngành Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường hệ thống giám sát bệnh tại các cơ sở y tế, thực hiện phân tầng điều trị, đảm bảo đủ thuốc, vật tư, hóa chất trong điều trị cũng như xử lý ổ dịch kịp thời. Không để dịch lây lan trong cộng đồng, giảm số ca chuyển nặng và tử vong.

Ở miền Bắc, tỉnh Quảng Ninh đang ở giai đoạn cao điểm của dịch SXH khi trung bình mỗi tuần có khoảng 50 ca bệnh, trong đó chỉ có 1/3 số ca là người di chuyển đến từ địa phương khác; tổng số ca nhiễm trên địa bàn là 370 ca và đã có một số ca biến chứng nặng. Các trường hợp mắc SXH tập trung nhiều ở Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều, Quảng Yên.

“Theo chu kỳ, SXH có ca bệnh xuất hiện từ tháng 4 tới tháng 11 và đỉnh dịch ghi nhận vào tháng 8. Nhưng năm nay, ghi nhận nhiều vào tháng 9 và đỉnh kéo dài hết tháng 11, đầu tháng 12 sẽ giảm. Đây có thể coi là bất thường với Quảng Ninh, bởi nhiều năm trở lại đây, Quảng Ninh có ghi nhận SXH nhưng không ghi nhận các ca bệnh nặng và xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo như năm nay. Tuy nhiên ở thời điểm này, người dân cần có biện pháp cụ thể để phòng bệnh SXH là rất cần thiết”, bác sĩ Trần Thị Diệp, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.