Nhiều đề xuất mới trong xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thời 4.0

(PLVN) - Tại Hội thảo khoa học cấp Quốc gia "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam" diễn ra ngày 24/6, nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp quan trọng.


* Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa mô hình kinh doanh mới và kinh tế truyền thống

Đối với mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ mà chúng ta gọi là kinh tế chia sẻ thì thiếu chính sách liên quan như phân định trách nhiệm của các bên; vấn đề lao động, việc làm, bảo hiểm; còn thiếu các cơ chế, chính sách, quy định quản lý lĩnh vực thuế để có thể giám sát hiệu quả; thiếu các quy định về an toàn, an ninh mạng…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Để xây dựng một khung khổ pháp luật đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho các mô hình kinh doanh mới vốn là một đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng là thách thức chung của nhiều quốc gia trên toàn cầu, một số kiến nghị cụ thể là: Chính phủ cần xây dựng kế hoạch hành động về việc xây dựng và hoàn thiện thể chế cho mô hình kinh doanh mới theo Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thúc đẩy hình thành hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo; Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa mô hình kinh doanh mới và kinh tế truyền thống theo hướng rà soát, bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh truyền thống để thích nghi với sự da dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó có kinh tế chia sẻ; Ở các lĩnh vực tiềm năng rủi ro cao (tài chính, ngân hàng…) cần xây dựng khung thể chế thí điểm để các doanh nghiệp hoạt động thử nghiệm, dần dần hoàn thiện công nghệ và đáp ứng các yêu cầu quản lý; Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…

* Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan: Phải lấy người dùng làm trung tâm

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội rất lớn trong ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, vận hành Chính phủ điện tử. Để thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, cần triển khai 4 nhóm giải pháp là tiếp tục nâng cao nhận thức về yêu cầu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước; hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, nền kinh tế số; hoàn thiện nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; ứng dụng công nghệ tiên tiến của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 để triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn.

Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan
Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan
Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như vai trò sâu sát của lãnh đạo Chính phủ, đi đầu trong ứng dụng công nghệ tiên tiến; cơ chế bảo đảm thực thi, nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu trong triển khai các chương trình xây dựng Chính phủ điện tử là yếu tố quyết định; thể chế nhất thiết phải đi trước một bước để tạo lập hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số trong thời đại kỹ thuật số; lấy người dùng làm trung tâm trong điều hành dựa trên dữ liệu số…

* Trưởng ban Chiến lược (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) Nguyễn Việt Dũng: Nhanh chóng hoàn thiện một số vấn đề pháp luật hạ tầng số

Hiện nay chúng ta chưa có các quy định pháp lý về chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng thông tin dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp; thiếu các quy định pháp lý về xác thực cá nhân, tổ chức, chứng thư số cho các giao dịch trên môi trường mạng, đặc biệt khi cung cấp dịch vụ hành chính công, các dịch vụ do ngân hàng ủy thác, trung gian thanh toán…; thiếu các quy định pháp lý về văn thư lưu trữ điện tử, về giá trị pháp lý của các văn bản điện tử trong giao dịch hành chính, thanh toán; thiếu các quy định về khai thác, bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Trưởng ban Chiến lược (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) Nguyễn Việt Dũng
Trưởng ban Chiến lược (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) Nguyễn Việt Dũng
Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, chúng tôi kiến nghị, đề xuất nhanh chóng hoàn thiện một số vấn đề pháp luật hạ tầng số trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 như thiết lập và tăng cường xây dựng các quy định mang tính pháp lý, các chính sách nền tảng cho xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; hoàn thiện pháp luật về xác thực cá nhân, tổ chức, chứng thư số cho các giao dịch trên môi trường mạng; hoàn thiện pháp luật về văn thư, lưu trữ điện tử, về giá trị pháp lý của văn bản điện tử trong giao dịch hành chính, thanh toán; hoàn thiện pháp luật về khai thác, bảo vệ dữ liệu cá nhân. 

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.