Nhiều cuộc kiểm toán không thực hiện được do COVID-19

Ảnh: VNN
Ảnh: VNN
(PLVN) -  Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có 12 đoàn kiểm toán đề xuất không thực hiện, 11 đoàn phải chuyển sang thực hiện trong năm 2022; theo báo cáo về công tác năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Theo báo cáo, trước diễn biến phức tạp của dịch, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã có nhiều văn bản yêu cầu toàn ngành quán triệt quan điểm ưu tiên tối đa cho công tác phòng, chống dịch, tạo mọi điều kiện cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành Y tế và lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch thực hiện nhiệm vụ, lùi thời hạn kết thúc các cuộc kiểm toán thuộc kế hoạch kiểm tra (KHKT) năm 2021 đến 30/11/2021.

Trong năm 2021, KTNN không thực hiện kiểm toán với toàn ngành Y tế. Tại các tỉnh đang có dịch không kiểm toán các đơn vị làm nhiệm vụ tuyến đầu. Các đơn vị kiểm toán cũng chủ động rà soát các cuộc kiểm toán đang triển khai hoặc dự kiến triển khai để có phương án điều chỉnh KHKT theo hướng cắt giảm thời gian, quy mô (đầu mối kiểm toán, đối chiếu), lùi hoặc hoán đổi thời gian triển khai các cuộc kiểm toán tại địa phương có dịch hoặc địa phương có chính sách cách ly đối với người đến từ vùng dịch.

Cùng với đó, tổ chức hoạt động kiểm toán trong điều kiện mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và họp trực tuyến. “Do ảnh hưởng của dịch, đến nay có 12 đoàn kiểm toán đề xuất không thực hiện, 11 đoàn chuyển sang thực hiện trong năm 2022; 71 đoàn điều chỉnh giảm thời gian kiểm toán, 48 đoàn điều chỉnh giảm đầu mối so với phương án được duyệt”, KTNN báo cáo.

Theo kế hoạch 2021, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán 190 cuộc, dự kiến tổ chức thành 211 đoàn. Gặp khó khăn do dịch nhưng đến 30/9/2021, toàn ngành vẫn đã triển khai 146/211 đoàn, kết thúc 108 đoàn (đạt 51% kế hoạch), phát hành 88 báo cáo kiểm toán (BCKT).

Trong năm, do ảnh hưởng của dịch, nhiều cuộc kiểm toán quan trọng, có quy mô ngân sách lớn, tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội chưa triển khai hoặc tạm dừng kiểm toán như kiểm toán ngân sách TP HCM, Hà Nội, tỉnh Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai...

Đến 30/9/2021, trong các BCKT đã phát hành, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 52.706 tỷ đồng (tăng thu ngân sách nhà nước 6.681 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 6.459 tỷ đồng và kiến nghị khác 39.566 tỷ đồng); kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 67 văn bản pháp luật không phù hợp.

Với các cuộc kiểm toán không thực hiện được trong năm 2021 do tác động của dịch, KTNN dự kiến xử lý theo nguyên tắc như sau: Với các cuộc kiểm toán ngân sách bộ, cơ quan trung ương, ngân sách địa phương niên độ 2020; báo cáo tài chính niên độ 2020 của tập đoàn, TCty, doanh nghiệp, tổ chức tài chính ngân hàng: Sẽ không thực hiện chuyển tiếp cuộc kiểm toán niên độ 2020 từ KHKT 2021 sang KHKT năm 2022 (trường hợp cần thiết có thể xem xét bố trí KHKT 2022 để tổ chức kiểm toán niên độ 2021).

Với các cuộc kiểm toán dự án đầu tư và kiểm toán chuyên đề: Sẽ xem xét chuyển tiếp từ KHKT 2021 sang thực hiện kiểm toán năm 2022; riêng các cuộc kiểm toán chuyên đề y tế không chuyển tiếp. Việc chuyển tiếp phải đảm bảo nguyên tắc tổng số cuộc KHKT năm 2022 không vượt số cuộc kế hoạch kiểm toán năm 2021.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.