Nhiều công trình xây dựng không xin phép tại Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Đồi Tức Dụp

Công ty Cổ phần Du lịch An Giang không xin phép về hồ sơ xây dựng cải tạo nhiều công trình tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đồi Tức Dụp.
Công ty Cổ phần Du lịch An Giang không xin phép về hồ sơ xây dựng cải tạo nhiều công trình tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đồi Tức Dụp.
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang đã có báo cáo kết quả khảo sát Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Đồi Tức Dụp, xã An Tức, huyện Tri Tôn gửi UBND tỉnh khi có dư luận việc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang tự ý xây dựng, thay đổi cấu trúc tại khu di tích này.

Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Đồi Tức Dụp do Công ty Cổ phần Du lịch An Giang quản lý, khai thác phục vụ du lịch có thu phí vào cổng. Trong thời gian quản lý, Công ty đã mở rộng quy mô, giải phóng mặt bằng với diện tích 2,6 ha và thực hiện sửa chữa, xây dựng một số công trình tại khu vực di tích.

Sau khi có dư luận về việc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang tự ý xây dựng, thay đổi cấu trúc tại Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Đồi Tức Dụp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng nhiều sở, ngành, UBND huyện Tri Tôn đã tổ chức đoàn đến khảo sát các hạng mục công trình mới được tu bổ, xây dựng so với hiện trạng trước đây.

Hang “Cơ quan Tỉnh ủy An Giang” bị phía công ty tự ý thay cầu thang, lan can liên thông vào các hang bằng sắt, sơn nhiều màu không phù hợp với tính chất di tích lịch sử cấp quốc gia.

Hang “Cơ quan Tỉnh ủy An Giang” bị phía công ty tự ý thay cầu thang, lan can liên thông vào các hang bằng sắt, sơn nhiều màu không phù hợp với tính chất di tích lịch sử cấp quốc gia.

Qua khảo sát, đoàn ghi nhận nhiều hạng mục, công trình không xin phép về hồ sơ xây dựng tại Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Đồi Tức Dụp. Theo đó, Công ty Cổ phần Du lịch An Giang không xin phép về hồ sơ xây dựng mới, cải tạo các hạng mục phụ trợ phục vụ khách tham quan và công tác quản lý Điểm Du lịch nằm bên ngoài Đồi Tức Dụp gồm: hai căn nhà gỗ bán đồ lưu niệm, văn phòng làm việc, phòng bán vé; các tiểu cảnh, trồng cây xanh; khu thú nuôi, trò chơi phục vụ du khách, bãi giữ xe khách. Công ty Cổ phần Du lịch An Giang không xin phép cải tạo, nâng cấp nhà hàng, nhà bếp và hai hồ chứa nước, 4 khu nhà vệ sinh, hệ thống điện, trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Công ty này không xin phép về hồ sơ xây dựng cải tạo Nhà trưng bày truyền thống nằm bên ngoài Đồi Tức Dụp. Trước đó, nhà trưng bày đã có sau khi di tích được công nhận. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận, Công ty Cổ phần Du lịch An Giang đã tự ý cải tạo, nâng cấp, bổ sung thêm hiện vật gồm: 48 khẩu súng, pháo các loại, đưa vào trưng bày xe tăng, xe zip. Đặc biệt, Công ty tự ý cải tạo nhà Sa bàn thành nhà chiếu phim tư liệu.

Hang “Cơ quan Phụ nữ” bị phía công ty tự ý thay an can liên thông vào các hang bằng sắt, sơn nhiều màu không phù hợp với tính chất di tích lịch sử cấp quốc gia.

Hang “Cơ quan Phụ nữ” bị phía công ty tự ý thay an can liên thông vào các hang bằng sắt, sơn nhiều màu không phù hợp với tính chất di tích lịch sử cấp quốc gia.

Qua khảo sát, đoàn công tác phát hiện Công ty Cổ phần Du lịch An Giang không xin phép về hồ sơ xây dựng cải tạo hạng mục chính tại các hang của Khu Di tích như: Thay cầu thang, lan can liên thông vào các hang tại một số hang đá “Hội trường C6”, “Cơ quan Phụ nữ”, “Cơ quan Tỉnh ủy”… và lót vạc một số điểm dừng chân trong các hang bằng chất liệu sắt hộp mạ kẽm màu trắng thay cho chất liệu gỗ trước đây. Đặc biệt, các tay vịn cầu thang, lan can bằng sắt, phía Công ty cho sơn nhiều màu sắc (xanh, đỏ, vàng)... Chất liệu và màu sắc không phù hợp với tính chất di tích lịch sử cấp quốc gia. Công ty Cổ phần Du lịch An Giang tự ý lắp thêm hệ thống đèn chiếu sáng ở lối đi và trong các hang tại Khu di tích.

Trước đó, khách du lịch đến tham quan phản ánh tại Khu Di tích để thùng công đức ở bàn thờ Hang C6 và Nhà tưởng niệm. Tuy nhiên, khi đoàn đến khảo sát, Công ty Cổ phần Du lịch An Giang đã đưa các thùng công đức ra khỏi Di tích.

Sau khi khảo sát, đoàn kết luận tất cả những hạng mục xây dựng, cải tạo nêu trên Công ty Cổ phần Du lịch An Giang chưa thực hiện đúng quy trình, xin phép xây dựng, xin ý kiến thỏa thuận nội dung tu bổ, sửa chữa với cơ quan có thẩm quyền theo Luật Di sản Văn hóa. Chính vì vậy, khi thực hiện các hạng mục này đã có những sai lầm về mặt chuyên môn trong lĩnh vực tu bổ, xây dựng công trình liên quan đến di tích lịch sử được xếp hạng. Việc này đã ảnh hưởng một phần đến ý nghĩa lịch sử của di tích. Việc phản ánh của dư luận là có cơ sở, cần được tiếp thu và khắc phục.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sẽ kiến nghị UBND tỉnh xem xét quyết định, yêu cầu Công ty Cổ phần Du lịch An Giang cam kết thời hạn khắc phục các sai phạm theo đề xuất của ngành chuyên môn; thực hiện thủ tục xin phép cải tạo, tu bổ di tích theo đúng quy trình, quy định hiện hành.

Trước đó, điểm tham quan điện Mặt Trời An Hảo (huyện Tịnh Biên) do Công ty Cổ phần Du lịch An Giang quản lý chưa đủ điều kiện công nhận là điểm du lịch nhưng Công ty vẫn treo biển hiệu khu du lịch để đón khách. Để tránh hiểu nhầm cho người dân và du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang đề nghị Công ty không treo biển hiệu khu du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận; đồng thời bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch, công bố, niêm yết giá vé tham quan theo đúng quy định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.