Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau. Một số loại khoáng sản thuộc quy mô trữ lượng tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược, và đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi sang các dạng năng lượng xanh mới, điển hình như sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel, nhôm, thiếc, vonfram, bauxit (quặng nhôm), đất hiếm,…
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng (Ảnh: Mỏ Niken - Đồng tại Cao Bằng)
Do tính chất và mục đích sử dụng của từng nhóm khoáng sản, đối với một số loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn được một số doanh nghiệp có năng lực đảm nhận vai trò nòng cốt.
Điển hình như Công ty Cổ phần Khai thác Chế biến Khoáng sản Việt (gọi tắt là “VMPCo”) hiện sở hữu cổ phần tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản tại Việt Nam. VMPCo và các công ty thành viên, hiện đang đầu tư, quản lý hệ thống các dự án mỏ và nhà máy chế biến khoáng sản trọng điểm, tập trung tại các tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái.
Xưởng tuyển tinh quặng chì - kẽm CKC, công suất 900,000 tấn/năm tại Cao Bằng
Các sản phẩm được VMPCo hướng tới là những sản phẩm mang lại nguồn nguyên liệu đầu vào quý giá cho nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: tinh quặng chì, kẽm, mangan, đồng, niken-đồng, …
Tinh quặng chì kẽm sau khi tuyển
Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng,…), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác phải có đủ năng lực phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại,… Để mở rộng cơ hội đầu tư, VMPCo đang tìm kiếm các đối tác quan tâm, có mong muốn đầu tư các dự án trong hệ sinh thái các dự án khoáng sản của VMPCo.
Việc hợp tác đầu tư sẽ góp phần hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.
Thông tin chi tiết xem tại đây.