Nhiều chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU ở Quảng Ngãi

Hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có 5 cảng cá đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc thủy sản.
Hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có 5 cảng cá đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc thủy sản.
(PLVN) - Với sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên và liên tục, thời gian qua, những bất cập trong hoạt động khai thác thủy sản mà EC chỉ ra được tỉnh Quảng Ngãi tiến hành khắc phục khá hiệu quả, đi vào thực chất. Điển hình như ngăn chặn khá triệt để tình trạng tàu cá vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài.

Những tín hiệu đáng mừng

Ngày 4/10, thông tin từ Sở NN-PTNN tỉnh Quảng Ngãi, địa phương đã có những những bước tiến đáng kể trong phòng, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Theo đó, tính đến tháng 9/2023, toàn tỉnh có hơn 4.290 tàu cá với tổng công suất gần 1,8 triệu CV, trong đó tàu có trên 3.120 tàu chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên (khai thác xa bờ). Cơ cấu khai thác hải sản chủ yếu gồm các nghề lưới kéo, lưới rê, lưới vây, nghề câu với lực lượng lao động khoảng 38.000 người. Sản lượng thủy sản khai thác 8 tháng đầu năm 2023 gần 204.000 tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hơn 99% số lượng tàu cá trên 15m ở Quảng Ngãi đã gắn thiết bị giám sát hành trình.

Hơn 99% số lượng tàu cá trên 15m ở Quảng Ngãi đã gắn thiết bị giám sát hành trình.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Lý Sơn, Mỹ Á và Sa Huỳnh đang sử dụng đã được công bố mở cảng và được Bộ NN-PTNT công bố đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc thủy sản.

Với sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên và liên tục, thời gian qua, Quảng Ngãi đã khắc phục hiệu quả, đi vào thực chất giải quyết những bất cập trong hoạt động khai thác thủy sản mà EC đã chỉ ra trước đó.

Điển hình nhất là đến nay, địa phương ngăn chặn khá triệt để tình trạng tàu cá vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài. Điều này có được là thành quả của công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến trong việc thay đổi nhận thức và hành động của các cơ quan quản lý cũng như các đối tượng trực tiếp thực hiện các quy định về chống khai thác IUU.

Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 100% tàu cá đã đăng ký, tỷ lệ tàu cá thực hiện đánh dấu trên 97%. Tổng số tàu cá được cấp Giấy phép khai thác thủy sản đạt tỷ lệ 83,38%.

Đồng thời, Quảng Ngãi là địa phương có tỷ lệ tàu cá đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tương đối cao với 99,1% tàu có chiều dài 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt. Hiện 26 tàu cá hoạt động trong tỉnh chưa thực hiện lắp đặt nhưng chủ yếu có công suất nhỏ, làm nghề khai thác cá nổi nhỏ, hoạt động gần bờ, đi về ở các bãi ngang ven biển...

Cần khắc phục những hạn chế, tồn tại

Những tín hiệu chuyển biến tích cực trên là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, theo ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, ngành thủy sản của tỉnh vẫn đang gặp một số khó khăn nhất định.

Toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 4.290 tàu cá nhưng hiện các khu neo đậu chỉ đáp ứng được 1/3 số tàu.

Toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 4.290 tàu cá nhưng hiện các khu neo đậu chỉ đáp ứng được 1/3 số tàu.

Theo ông Phương, hiện các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền trên địa bàn mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu neo đậu cho đội tàu của tỉnh. Các công trình cảng đầu tư chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ dẫn đến việc quản lý, sử dụng công trình cảng gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy hết hiệu quả. Việc bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình rất ít so với nhu cầu thực tế. Luồng vào cảng và vũng neo đậu thường xuyên bị bồi lấp nên tàu thuyền ra vào gặp nhiều khó khăn.

Đáng chú ý, riêng cửa biển Sa Cần chưa có cảng cá nên tàu vùng khơi khu vực này phải vào các cảng cá chỉ định để lên cá theo quy định gây khó khăn cho hoạt động thủy sản của ngư dân và công tác quản lý nhà nước.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi cũng thừa nhận rằng, công tác quản lý tàu cá trên địa bàn chưa được chặt chẽ.

Theo ông, trước đây một số tàu cá phát triển không theo quy định, không đảm bảo an toàn kỹ thuật. Điều này dẫn đến việc đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản phát sinh nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều tàu cá, ngư dân Quảng Ngãi thường xuyên hoạt động ngoài tỉnh thời gian dài không về địa phương nên khó khăn trong công tác quản lý tàu cá. Việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển chưa được thường xuyên nên một số hành vi vi phạm như: hoạt động khai thác sai vùng khai thác, sai nghề, không có Giấy phép khai thác thủy sản… khó phát hiện và xử lý.

Trước thực tế trên, Quảng Ngãi kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo các địa phương siết chặt quản lý tàu cá ngoài tỉnh, xử lý nghiêm tàu cá vi phạm khai thác IUU.

Mới đây, nhân buổi kiểm tra công tác phòng chống khai thác IUU tại Quảng Ngãi Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã có những đánh giá, nhận xét công tác chống IUU.

Hiện Quảng Ngãi không còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Hiện Quảng Ngãi không còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Theo đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp ngành, địa phương, nhờ nắm địa bàn, nắm ngư dân tương đối chắc nên tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài không còn.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, công tác quản lý, giám sát tàu cá của Quảng Ngãi còn những hạn chế nhất định, đặc biệt đối với những tàu đi ngoại tỉnh khai thác, sự phối hợp giữa Quảng Ngãi và các tỉnh chưa thực hiện chặt chẽ. Mặt khác, cơ sở hạ tầng cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến các tàu đến các bãi ngang về bến cá gia đình còn tương đối nhiều, từ đó sản lượng khai thác quản lý được chưa cao, việc truy xuất nguồn gốc còn hạn chế…

“Để gỡ thẻ vàng thì những tồn tại trên còn phải tiến hành khắc phục một cách nghiêm túc hơn, sâu sắc hơn, sát thực tiễn hơn. Theo lịch EC sang thanh tra lần thứ 4 từ ngày 11-18/10, Quảng Ngãi có lợi thế là không còn tàu vi phạm vùng biển nước ngoài. Mặc dù vậy, Quảng Ngãi cần quản lý chặt chẽ đội tàu, sản lượng khai thác như yêu cầu của EC thanh tra lần thứ 3 đặt ra”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Tinh, gọn để phát triển

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước đang thực hiện “cuộc cách mạng” tinh, gọn, mạnh bộ máy; một ví dụ cụ thể mà Hà Nội đưa ra tại Hội nghị Hội đồng vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) vừa được tổ chức; cho dư luận thấy rõ ràng hơn hệ lụy tình trạng thủ tục hành chính (TTHC) lòng vòng.

Đọc thêm

Công tác tuyên giáo Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực

Bà Đinh Thị Bích Thảo - Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Trong năm vừa qua, hệ thống tuyên giáo tại tỉnh Sơn La đã thực hiện tốt công tác tham mưu tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận… của Trung ương và của tỉnh. Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Tuyên Quang kêu gọi ủng hộ xóa 6.000 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Tuyên Quang họp bàn chỉ đạo thực hiện ngay sau khi chỉ đạo của Chính phủ.
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, ngày 15/1, Bí thư tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga đã có thư ngỏ về việc kêu gọi ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa
(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân
(PLVN) - Trong những năm gần đây, thành phố Lào Cai – trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai – đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác phát triển hạ tầng đô thị và nâng cao đời sống người dân. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận nhất chính là việc triển khai hiệu quả phong trào xóa nhà tạm, giúp người dân an cư lạc nghiệp và góp phần thay đổi diện mạo của thành phố vùng cao này.

Lễ hội Gò Đống Đa sẽ diễn ra trong 3 ngày

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin về Lễ hội
(PLVN) - Ngày 15/1, Quận ủy - HĐND - UBND quận Đống Đa tổ chức gặp mặt và thông tin tới báo chí về Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) - Lễ hội Gò Đống Đa.

Tín dụng chính sách mang mùa xuân đến người nghèo miền núi Tân Sơn

Cuộc sống của người dân Tân Sơn, Phú Thọ đang ngày càng ổn định từ khi có nguồn vốn tín dụng chính sách.
(PLVN) - Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, không khí giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi tại vùng miền núi phía tây nam tỉnh Phú Thọ trở nên tất bật và khẩn trương. Dù công việc bận rộn, ông Tăng Tiến Sỹ, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Tân Sơn, vẫn dành thời gian đồng hành cùng các phóng viên đến thăm các bản làng xa xôi, gặp gỡ những hộ nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc đang gặp khó khăn, lắng nghe câu chuyện của họ về cách sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư sản xuất và cải thiện đời sống.

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024
(PLVN) - Ngày 14/1, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ (Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ) tổ chức Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Qua một năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trên tinh thần trách nhiệm cao của Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ và các đơn vị liên quan, lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch của TP Cần đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, với những con số ấn tượng…

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du
(PLVN) - Ngày 14/1, UBND huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường đại học cùng lực lượng vũ trang tổ chức lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ Tổ quốc quần đảo Nam Du, tọa lạc tại xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải.