Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2023

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2023
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bổ sung nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC; nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 9 năm 2023.

Bổ sung nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC

Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC).

Theo đó, Nghị định 48/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc trong đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC. Cụ thể, đối với CBCCVC bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính, Nghị định 48/2023/NĐ-CP qui định đánh giá, xếp loại chất lượng như sau: CBCCVC bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.

Đối với CBCCVC là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.

Ngoài ra, Nghị định 48/2023/NĐ-CP qui định tỷ lệ CBCCVC xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong tổng số CBCCVC tại cùng cơ quan, tổ chức đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỉ lệ đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" theo qui định của Đảng.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỉ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của CBCCVC.

Nghị định 48/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023.

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Nghị định 55/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP qui định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Chính phủ đã nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng.

Theo đó, thân nhân của 1 liệt sĩ nhận trợ cấp 2.055.000 đồng/ tháng, của 2 liệt sĩ là 4.110.000 đồng/tháng, 3 liệt sĩ là 6.165.000 đồng/tháng. Bà mẹ Việt Nam anh hùng được nhận trợ cấp 6.165.000 đồng/tháng và phụ cấp 1.722.000 đồng/tháng. Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình cũng được hưởng trợ cấp 2.055.000 đồng/tháng.

Đối với bệnh binh, mức trợ cấp thấp nhất là 2.145.000 đồng và cao nhất là 5.235.000 đồng căn cứ tỷ lệ tổn thương cơ thể. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học nhận trợ cấp ưu đãi hằng tháng thấp nhất là 1.562.000 đồng và cao nhất là 4.685.000 đồng.

Về mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Nghị định 55/2023/NĐ-CP qui định như sau: đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể thấp nhất 21% hưởng trợ cấp 1.384.000 đồng/tháng; thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể 100% mức trợ cấp là 6.589.000 đồng/tháng.

Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B: đối với thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể 21% được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là 1.144.000 đồng; thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể 100 % mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng là 5.451.000 đồng.

Trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người thừa kế của liệt sĩ; bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là hơn 41 triệu đồng….

Nghị định 55/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2023.

Sửa quy định về đấu giá trực tuyến

Chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2017/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, sửa đổi, bổ sung qui định về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến.

Cụ thể, tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải qui chế cuộc đấu giá, thông báo công khai việc đấu giá, kèm theo danh mục tài sản, hình ảnh, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có) trên trang thông tin đấu giá trực tuyến.

Người tham gia đấu giá xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản trực tiếp theo qui chế cuộc đấu giá; đăng ký tham gia đấu giá trên trang thông tin đấu giá trực tuyến. Khi người tham gia đấu giá mua hồ sơ tham gia đấu giá thì được cấp một tài khoản truy cập.

Người tham gia đấu giá sử dụng tài khoản truy cập để được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tham gia đấu giá trực tuyến, nộp tiền đặt trước thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến, cách thức tham gia đấu giá, trả giá và các nội dung cần thiết khác khi tham gia trang thông tin đấu giá trực tuyến.

Thời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là 15 phút.

Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên trang thông tin đấu giá trực tuyến.

Nghị định 47/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2023.

Tăng trợ cấp cho cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc

Đây là nội dung tại Thông tư 11/2023/TT-BNV hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc, có hiệu lực từ ngày 15/9/2023.

Từ ngày 1/7/2023, thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại Điều 2 Nghị định 42/2023/NĐ-CP như sau: Tăng thêm 12,5% mức trợ cấp hằng tháng trên mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6/2023 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BNV.

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 1/7/2023 tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 1/7/2023 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6/2023 x 1,125.

Sau khi điều chỉnh, nếu mức trợ cấp của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc thấp hơn 3 triệu đồng/tháng thì được điều chỉnh như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng nếu có mức hưởng dưới 2,7 triệu đồng/tháng/người. Tăng lên bằng 3 triệu đồng/người/tháng nếu có mức hưởng từ 2,7 - dưới 3 triệu đồng/người/tháng.

Do đó, các đối tượng cụ thể được điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng làm tròn số như sau: Nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 3 triệu đồng/tháng/người.

Các chức danh còn lại: 2,817 triệu đồng/tháng/người.

Tin cùng chuyên mục

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Đọc thêm

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.