Nhiều cán bộ, công chức, viên chức huyện Sóc Sơn bị xử lý kỷ luật

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh thông tin tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh thông tin tại hội nghị.
(PLVN) - Tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay, 7/1, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh cho biết, năm 2019 có 51 cán bộ, công chức, viên chức của huyện bị xử lý kỷ luật.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, năm 2019, huyện có 19/23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt, trong đó có một số chỉ tiêu đạt kết quả cao như thu nhập bình quân đầu người đạt 47,8 triệu đồng/người/năm, tăng 10,39% so với năm 2018, giảm 752 hộ thoát nghèo trong năm…. 

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, trật tự xây dựng đã được tăng cường. Huyện đã kiểm tra toàn diện công tác quản lý, xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn 18 xã. 

Tổng số trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng phát sinh năm 2019 là 231 trường hợp, trong đó đã xử lý 137 trường hợp, đạt 59,3%; còn 90 trường hợp chưa xử lý, bằng 40,7%. 

Huyện cũng đã tập trung thực hiện xử lý công trình vi phạm theo kết luận của Thanh tra TP về quản lý đất rừng và đất công, đất nông nghiệp tại xã Phú Minh và Phú Cường. 

Công tác xây dựng chính quyền, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được huyện đẩy mạnh. Năm 2019, huyện đã triển khai 42 cuộc kiểm tra về kỷ cương hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra 32 đơn vị sự nghiệp trực thuộc về thực hiện phân cấp trong công tác tổ chức bộ máy. 

UBND huyện đã biểu dương khen thưởng và đề nghị TP khen thưởng đối với 332 tập thể, 2633 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và lao động. 

Cũng trong năm qua, 51 cán bộ, công chức, viên chức của huyện bị xử lý kỷ luật, trong đó cấp huyện là 27 cán bộ, công chức (10 lãnh đạo, 17 công chức); cấp xã là 24 cán bộ công chức (13 lãnh đạo, 11 công chức). 

Huyện đã hoàn thành 8/10 cuộc thanh tra, kiến nghị thu hồi gần 800 triệu vào ngân sách; tiến hành 4 cuộc thanh tra trách nhiệm đối với chủ tịch các xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng.

Liên quan đến việc xử lý vi phạm đất rừng trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh cho biết, huyện đã xử lý hơn 80 trường hợp; xem xét với 9 tổ chức đảng. Hiện nay, huyện đã hoàn tất công tác xử lý cán bộ và việc này được TP đánh giá nghiêm túc, đúng quy định.

Lãnh đạo huyện Sóc Sơn thừa nhận vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, đê điều còn tồn đọng trên địa bàn huyện còn chậm được xử lý, còn để phát sinh vi phạm mới chưa được kịp thời xử lý, xử lý chưa kiên quyết; việc xử lý các công trình vi phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra TP, công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình, dự án còn chậm. 

Số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của huyện bị xử lý kỷ luật còn nhiều. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.