Nhiệt điện Long Phú 1: PVN vừa lo khởi động dự án, vừa hầu kiện

Sau gần 10 năm khởi công dự án, tiến độ xây dựng NMNĐ Long Phú 1 mới đạt hơn 77%.
Sau gần 10 năm khởi công dự án, tiến độ xây dựng NMNĐ Long Phú 1 mới đạt hơn 77%.
(PLVN) - Dự án nhiệt điện Long Phú 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư ban đầu là 29.581 tỷ đồng, đang chờ cấp có thẩm quyền điều chỉnh lên 41.100 tỷ đồng. Khi dự án đang về đích thì gặp trường hợp bất ngờ khi nhà thầu Nga bị phía Mỹ cấm vận toàn phần khiến dự án “việt vị”.

Thiết bị xuống cấp, tổng thầu kiện chủ đầu tư

Theo PVN, việc nhà thầu Power Machines (PM,Nga) - thành viên đứng đầu Liên danh Tổng thầu PM - PTSC bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách cấm vận toàn phần đã làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ công tác triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Long Phú 1.

Dự án này được khởi công từ đầu năm 2011, dự kiến hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào tháng 5/2015, tổ máy số 2 vào tháng 9/2015. Khi hoàn thành đưa vào vận hành, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kWh điện. Song đến nay sau 10 năm thực hiện, tiến độ xây dựng nhà máy mới đạt hơn 77%. Việc dự án chậm tiến độ có lí do khách quan, nằm ngoài tính toán của PVN.

Theo phân tích của PVN, đầu năm 2018, PM bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách cấm vận toàn phần đã khiến mọi thứ thay đổi, nhiều khó khăn, vướng mắc xảy ra vượt ngoài thẩm quyền quyết định của PVN nên phải báo cáo, trình và chờ chỉ đạo của các cấp thẩm quyền, Chính phủ.

Theo Ban QLDA Long Phú 1, hiện tiến độ dự án chậm khoảng 22,44% so với hợp đồng EPC. Dự án vẫn đang dừng triển khai và các bên chỉ thực hiện công tác bảo quản, bảo dưỡng vật tư, thiết bị để bảo quản lâu dài, nhằm tránh hư hại và thiệt hại phát sinh.

Việc dừng thi công trong thời gian dài ảnh hưởng đến chất lượng vật tư, thiết bị đang lưu kho bãi ở công trường, có nguy cơ phải thay thế mới, làm thiệt hại tài sản của chủ đầu tư nếu không có các biện pháp bảo quản hợp lý. Hiện các bên đã xác định các hạng mục cấp bách cần tiếp tục thi công đến điểm dừng kỹ thuật để bảo quản lâu dài gồm: sơn bảo quản vật tư thiết bị phần áp lực của lò hơi, lắp đặt mái che tạm lò hơi, lắp đặt tiếp hệ thống lọc bụi tĩnh điện và các chi tiết trôn ngầm của hệ thống khử lưu huỳnh, lắp đặt các thiết bị của cửa nhận nước.

Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc hiện tại của dự án, từ ngày 22/2/2019, PM đã thông báo dừng thực hiện hợp đồng EPC vì lý do bất khả kháng. Chủ đầu tư cũng đã có văn bản gửi PM thông báo không chấp nhận đây là trường hợp bất khả kháng. Ngày 23/8/2019, PM chính thức có thư thông báo khởi kiện chủ đầu tư và thành viên Liên danh PTSC lên Trung tâm trọng tài quốc tế tại Singapore. Sự việc này khiến chủ đầu tư vừa phải theo vụ kiện vừa phải tìm phương án khởi động lại dự án trình cấp thẩm quyền chấp thuận, đến nay vẫn chưa có phương án để tiếp tục tiển khai dự án.

Nỗ lực cứu dự án

Đại diện Ban QLDA cho biết, Tập đoàn/Ban QLDA đang tiếp tục đàm phán với nhà thầu PM về khả năng ký kết hợp đồng EPC mới để PM tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên đoàn đàm phán của PM không thể đến Việt Nam như kế hoạch ban đầu. Đồng thời một số nhà cung cấp thiết bị chính của nhà máy đã từ chối sang Việt Nam trong giai đoạn này. Trong khi đó, kết quả sơ bộ đàm phán trực tuyến với PM gần đây cho thấy chưa khả quan.

Đó là chưa kể, vấn đề tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án cũng gây ảnh hưởng đến công tác triển khai dự án. Cụ thể, tổng mức đầu tư được phê duyệt năm 2010 lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và mặt bằng giá quý IV/2009 nên thiếu nhiều đầu mục công việc và khối lượng so với thiết kế chi tiết, hầu hết đơn giá thấp hơn so với thực tế. Mặc dù PVN đã trình Bộ Công Thương thẩm định tổng mức đầu tư điều chỉnh nhưng đến nay đã gần 2 năm, công tác thẩm định của các Bộ, ngành diễn ra chậm.

Theo PVN, trong thời gian tới, để từng bước khắc phục khó khăn, vướng mắc để hoàn thành dự án, Ban QLDA xác định triển khai những giải pháp như sau: Tiếp tục cùng Tập đoàn, Tổ công tác của Chính phủ đàm phán với PM để tìm kiếm giải pháp tiếp tục thực hiện dự án; cùng Tập đoàn báo cáo cấp thẩm quyền quyết định phương án tiếp tục triển khai dự án trong bối cảnh PM đang bị cấm vận bởi Chính phủ Mỹ; đôn đốc chỉ đạo các nhà thầu nghiêm túc thực hiện công tác bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật, bảo vệ an toàn trên công trường cho các vật tư/thiết bị đã lắp đặt dở dang hoặc đang lưu kho, lưu bãi để bảo quản lâu dài…

Một dự án ngốn hàng tỷ USD đang rơi vào thế bế tắc do những yếu tố nằm ngoài ý muốn. Rõ ràng để những khó khăn sớm được tháo gỡ thì ngoài nỗ lực của PVN thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...