Nhiễm độc toàn thân vì thuốc diệt cỏ

Da bệnh nhân nhiễm độc phồng rộp. Ảnh: BVCC
Da bệnh nhân nhiễm độc phồng rộp. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phòng khám Chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy mới tiếp nhận nam bệnh nhân trong tình trạng nhiễm độc toàn thân.

Theo chia sẻ của ông T, công việc chính là phun thuốc diệt cỏ thuê cho các cánh đồng, ruộng mía, vườn cây…, nên ông T thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ, thuốc diệt mầm…

Cách đây hơn nửa tháng, ông đã pha trộn 3 loại thuốc diệt cỏ, diệt mầm lại với nhau để phun, trong đó có một loại có tên khoa học là 2,4 D. Do bất cẩn trong lúc phun thuốc tại một ruộng mía, ông T. đã bị thuốc đổ vào quần áo, thấm vào da. Lúc đó trời đang mưa nên quần áo ông T. bị ướt hoàn toàn, do vậy thuốc diệt cỏ thấm qua da càng nhiều hơn.

Một ngày sau khi bị thuốc diệt cỏ đổ vào người, ông T. phát hiện một vùng da ở đầu gối của mình bị đỏ lên. Nhưng sau đó, ông vẫn tiếp tục đi làm công việc của mình, phun thuốc 8 giờ/ngày trong suốt 2 tuần.

Do bị nhiễm độc nhưng vẫn tiếp tục tiếp xúc với nguồn thuốc trong một thời gian dài như vậy, nên tình trạng nhiễm độc trên da của ông T. ngày càng diễn tiến nặng hơn. Da của ông bị nổi đỏ, sau đó bong da toàn thân và ông T. phải đến Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị.

ThS.BS Doãn Uyên Vy, Phụ trách Phòng khám Chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đây là tình trạng tiếp xúc trong thời gian dài với thuốc diệt cỏ 2,4 D – một loại thuốc có tính axit nên da của bệnh nhân hiện giống như bị rộp phỏng, dị ứng. Do tình trạng nhiễm độc của ông T. là khá nặng và lan ra toàn thân nên theo ThS.BS Doãn Uyên Vy, bệnh nhân sẽ phải điều trị khoảng hơn 1 tháng để da dần trở lại bình thường.

“Khi phun thuốc diệt cỏ, diệt mầm, mọi người cần mặc đồ bảo hộ thật kỹ. Cần để ý hướng gió khi phun để tránh bị thuốc bay vào người. Đặc biệt, nếu chẳng may bị thuốc đổ vào quần áo, phải đi tắm rửa, thay quần áo ngay. Và một khi đã tiếp xúc với hóa chất từ thuốc diệt cỏ, diệt mầm…, nếu sau đó có xuất hiện các tình trạng bệnh lý bất thường trên da, mọi người nên đến Phòng khám Chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm khám, sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nặng có thể xảy ra”, ThS.BS Doãn Uyên Vy khuyến cáo.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.