Nhậu khuya, tắm sớm khiến người đàn ông đột quỵ

Nam bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu.
Nam bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người đàn ông bị đột quỵ do nhậu khuya và tắm sớm vừa được các bác sĩ kịp thời điều trị tránh nguy cơ tàn phế.

Người bệnh là anh T.D.N (42 tuổi, TP HCM), nhập viện trong tình trạng đau đầu, tê yếu một bên thân, méo miệng và khó nói. Bệnh nhân còn có tiền sử tăng huyết áp không điều trị thường xuyên.

Xác định anh Nghĩa bị đột quỵ cấp trong vòng 3 giờ đầu (còn gọi là giờ vàng), bác sĩ Huỳnh Văn Mười Một – Phó Khoa Cấp cứu đã lập tức kích hoạt quy trình code stroke nội viện (là quy định chung trong cấp cứu đột quỵ cấp).

Người nhà người bệnh cho biết, tối hôm trước anh N. đi nhậu tất niên với hội bạn thân, gần 2h sáng mới về. Anh nằm nghỉ đến tầm 6h sáng dậy tắm rửa để đi làm. Bất ngờ anh bị lảo đảo chóng mặt, tê yếu tay, người nhà thấy vậy hỏi thăm nhưng anh nói khó, miệng hơi lệch sang bên. Bản thân anh cũng có hiểu biết về dấu hiệu FAST nên nhờ người nhà đưa vào viện khẩn cấp.

“Rất may anh Nghĩa được phát hiện sớm và đưa đi cấp cứu ngay trong giờ vàng, chúng tôi phải cấp tốc tiết kiệm từng giây phút để nâng cao hiệu quả cứu sống, bảo toàn các chức năng cao nhất cho người bệnh”, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức – Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết.

Sau khi giải thích và được sự đồng ý của thân nhân, anh N. được điều trị tiêu sợi huyết khẩn cấp ngay tại phòng chụp CT. Tổng thời gian từ lúc người bệnh nhập viện đến khi thực hiện cấp cứu khoảng 50 phút. Sau khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, anh N. tiếp tục được đánh giá liên tục trong nhiều giờ để đảm bảo người bệnh không có các biến chứng khi sử dụng thuốc và các mô não được tái tưới máu tốt.

Bác sĩ Minh Đức giải thích thêm, thuốc tiêu sợi huyết chứa thành phần hoạt chất chính là alteplase có tác dụng hoạt hóa plasmin là một chất trong cơ thể có tác dụng tiêu hủy huyết khối. Kỹ thuật cấp cứu đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết cần được áp dụng trong vòng 4,5 giờ sau khi mạch máu não bị tắc. Dùng thuốc càng sớm thì hiệu quả cứu sống và hồi phục của người bệnh càng cao.

Để loại trừ nguy cơ bệnh nhân bị tắc thêm động mạch não lớn, sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết, bác sĩ chỉ định chụp thêm CTA giúp khảo sát toàn diện các mạch máu não. Rất may bệnh nhân không bị tắc động mạch não lớn nên không cần can thiệp nội mạch.

Sau khi được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để theo dõi và điều trị tiếp, hiện anh N. đã qua cơn nguy kịch, tiên lượng phục hồi tốt.

Giải thích vì sao người bệnh bị đột quỵ cấp sau khi uống nhiều rượu bia, bác sĩ Minh Đức cho biết người bệnh đi nhậu từ đêm hôm trước. Rượu là thủ phạm gây tiểu nhiều làm tăng độ nhớt máu, dễ tạo cục máu đông. Rượu cũng là nguyên nhân gây co mạch làm nóng bừng người gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, người bệnh còn tắm sáng trong thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm làm co mạch máu, tăng trương lực mạch máu lại làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não.

“Thời tiết lạnh kết hợp uống rượu bia giống như thêm dầu vô lửa, đẩy nguy cơ đột quỵ tăng cao”, bác sĩ Đức cho biết.

Ngoài yếu tố thời tiết và rượu bia, nhiều yếu tố của mùa lễ, Tết như giờ giấc sinh hoạt đảo lộn gây stress, thiếu ngủ, ăn uống nhiều thực phẩm chứa chất béo, đường, nạp quá nhiều năng lượng làm tăng cân nhanh… cũng khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. Bác sĩ đưa ra lời khuyên, mùa lễ Tết dù bận rộn và tiệc tùng nhiều, mỗi người cũng nên giữ ăn uống ở mức vừa phải; hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ, nội tạng; vận động thường xuyên, tránh rượu bia quá đà và giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.

Việc phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ để tranh thủ thời gian vàng cấp cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng, với các biểu hiện thường gặp như tê yếu chân tay, xây xẩm, chóng mặt, đau đầu, méo miệng, giọng nói bị đớ…

Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là trong vòng 3 giờ đầu để điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch; nếu muộn hơn từ 4,5 đến 6 giờ tính từ khi xuất hiện triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ thì cần can thiệp nội mạch lấy huyết khối bằng dụng cụ. Cấp cứu càng sớm hiệu quả điều trị càng cao. Trong thời gian chờ đợi cấp cứu, người bệnh không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc gì. Người nhà nên giữ người bệnh tránh bị té ngã, nằm cao đầu. Đồng thời, lập tức đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế có sẵn điều kiện, máy móc, thuốc chuyên dụng để can thiệp đột quỵ kịp thời.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Đọc thêm

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.