Nhật phản đối Trung Quốc đưa tàu khoan thăm dò ra biển Hoa Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono.
(PLO) - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono ngày 29/6 cho biết Nhật đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc vì việc Bắc Kinh cho tàu thăm dò khí đốt tới khu vực đang tranh chấp giữa 2 nước trên Biển Hoa Đông.

Theo Kyodo, giới chức Nhật nghi ngờ việc triển khai tàu này là một phần của các nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng một cơ sở thăm dò khí đốt mới ở gần đường biên giới trên biển do Nhật Bản đề xuất.

“Trước khi đường biên giới giữa Nhật Bản và Trung Quốc được xác định cụ thể, một hành động như vậy sẽ không có lợi cho mối quan hệ hữu nghị và thiện chí giữa 2 nước”, ông Kono nói.

Theo một quan chức của Chính phủ Nhật Bản, Nhật Bản xác nhận rằng con tàu của Trung Quốc đã ở khu vực tranh chấp vào cuối tháng 6 và Bộ Ngoại giao Nhật đã nhanh chóng gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao.

Vị quan chức này cho biết thêm rằng tàu thăm dò của Trung Quốc là tàu bán chìm, cho phép nó có thể hoạt động ở những vùng biển sâu hơn.

Theo Reuters, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 29/6, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng bày tỏ lấy làm tiếc trước việc Trung Quốc tiếp tục đơn phương hành động ở Biển Hoa Đông trong bối cảnh đường ranh giới trên biển giữa 2 nước chưa được xác định rõ ràng. 

Năm 2008, chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí tiến hành khai thác chung tại khu vực trên nhưng các cuộc đàm phán chi tiết về thỏa thuận này sau đó đã bị dừng lại vào năm 2010, khi một tàu cá Trung Quốc đâm vào một tàu Bảo vệ bờ biển của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng có yêu sách chủ quyền và gọi là Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.

Ông Suga trong phát biểu ngày 29/6 đã kêu gọi Bắc Kinh nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận nói trên để sớm đưa vào thực thi.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...