Nhật - Hàn xúc tiến gặp thượng đỉnh nhằm hạ nhiệt căng thẳng

Phái đoàn Nhật Bản và Hàn Quốc tại cuộc họp vừa diễn ra. Ảnh AFP
Phái đoàn Nhật Bản và Hàn Quốc tại cuộc họp vừa diễn ra. Ảnh AFP
(PLVN) - Các ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản cuối tuần qua đã nhất trí sắp xếp cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo 2 nước trong tháng tới nhằm hạ nhiệt căng thẳng song phương. Động thái này diễn ra sau khi Hàn Quốc đã quyết định “cứu” thỏa thuận tình báo với Nhật vào phút chót.

Theo AFP và AP, tại cuộc gặp song phương bên lề hội nghị bộ trưởng Nhóm G20 được tổ chức ở Nagoya, Nhật Bản cuối tuần qua, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã thảo luận về các biện pháp để cải thiện quan hệ giữa hai nước. Trong đó, hai bên đã nhất trí rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có thể sẽ gặp nhau trong tháng tới. 

Theo một nhà ngoại giao Nhật Bản, hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sẽ diễn ra nhân hội nghị 3 bên Nhật Bản – Trung Quốc – Hàn Quốc đã được lên kế hoạch tổ chức tại Trung Quốc vào tháng sau. 

Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước đồng minh chủ chốt của Mỹ ở khu vực đã chạm đáy trong những tháng gần đây do những tranh cãi về thương mại và  lịch sử. Trong đó, vấn đề thương mại, Nhật Bản đã loại bỏ Hàn Quốc khỏi “danh sách trắng” các quốc gia được hưởng các thủ tục kiểm soát xuất khẩu hợp lý. Hàn Quốc sau đó đã đáp trả với việc áp các hạn chế thương mại tương tự đồng thời đe dọa rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo quân sự chủ chốt với Nhật Bản. 

Tuy nhiên, vào cuối ngày 22/11 vừa qua, chỉ 6 tiếng đồng hồ trước khi thỏa thuận an ninh quân sự chung (GSOMIA) hết hạn, Hàn Quốc đã thay đổi quyết định, nhất trí gia hạn “có điều kiện” thỏa thuận. Dù vậy nhưng phía Hàn Quốc cũng tuyên bố có thể chấm dứt GSOMIA vào bất cứ lúc nào.

Thỏa thuận GSOMIA được ký vào năm 2016, theo đó cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản chia sẻ các bí mật quân sự, đặc biệt là về năng lực hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Hàn Quốc lý giải quyết định của họ được đưa ra do hai bên đã thu hẹp được một số khác biệt trong cuộc chiến thương mại kéo dài. Seoul thông báo đồng ý tạm dừng tiến trình khởi kiện lên WTO về việc Nhật Bản hạn chế các mặt hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc vào nước này. Ngay sau đó, tại Tokyo, Bộ Thương mại Nhật Bản đã thông báo quyết định nối lại các cuộc đàm phàn về kiểm soát xuất khẩu với Hàn Quốc.

Mỹ đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Hàn Quốc; nhưng đồng thời cũng thúc giục hai bên tiếp tục các cuộc thảo luận chân thành để đảm bảo một giải pháp lâu dài cho các vấn đề lịch sử giữa hai nước. Phản ứng sau quyết định của Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh sự hợp tác giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ là “rất quan trọng” còn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thúc giục Hàn Quốc gia hạn thỏa thuận một cách vững chắc hơn. 

Hội nghị các ngoại trưởng các nước G20 tập trung vào các vấn đề thương mại toàn cầu, trong đó có việc cải tổ Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), vấn đề môi trường… Theo Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, tại hội nghị, các bộ trưởng đã nhất trí về sự cấp thiết cần cải tổ WTO trong hệ thống thương mại đa phương và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.