Nhật, Hàn tiếp tục phản đối “vùng phòng không” mới của Trung Quốc

(PLO) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 25/11 cho rằng tuyên bố của Trung Quốc về “vùng nhận dạng phòng không” bao gồm cả quần đảo đang tranh chấp là một động thái nguy hiểm, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Hàn Quốc trong khi đó cũng khẳng định quyền kiểm soát bất biến đối với khu vực chồng lấn với “vùng phòng không” của Trung  Quốc.
Phát biểu trước một ủy ban của Quốc hội, ông Abe tuyên bố: “Tôi rất lo ngại rằng động thái của Trung Quốc có thể đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông, làm “leo thang” tình hình hiện tại và tạo ra tình huống bất ngờ tại vùng biển này”. Ông Abe cũng cam kết sẽ bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản. “Chúng tôi sẽ có các bước đi nhằm chống lại nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực trong quyết tâm bảo vệ vùng biển và vùng trời của chúng tôi” – ông này khẳng định. 
Khu vực phòng thủ xác định của Trung Quốc (đường màu đỏ)
Khu vực phòng thủ xác định của Trung Quốc
(đường màu đỏ) 
Đây là những phát biểu đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản về vấn đề này kể từ ngày 23/11 khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố sẽ yêu cầu tất cả các máy bay bay qua một khu vực trên biển Hoa Đông phải tuân thủ các điều khiển của nước này. Phát ngôn của ông Abe được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định tuyên bố của Trung Quốc “không có giá trị tại Nhật Bản”. “Nhật Bản sẽ yêu cầu Trung Quốc kiềm chế trong khi chúng tôi tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế” – ông Abe nói thêm.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thì cho biết Nhật sẽ hợp tác với Mỹ và các nước khác, đồng thời thúc giục Trung Quốc rút lại quyết định “vi phạm quyền tự do bay trên các vùng biển quốc tế được bảo đảm theo luật pháp quốc tế”. “Khu vực bao gồm không phận quanh quần đảo Senkaku, vốn là lãnh  thổ cố hữu của chúng tôi, và chúng tôi không thể chấp nhận rằng khu vực đó được xem là thuộc về Trung Quốc” – ông Suga tuyên bố. 
Trong một động thái khác có liên quan đến tuyên bố về “khu vực nhận dạng phòng không” của Trung Quốc, Hàn Quốc ngày 25/11 đã gọi tuyên bố của Bắc Kinh là động thái “đáng tiếc” khi nó chồng lấn lên vùng phòng không của Hàn Quốc và bao gồm đảo hiện do Hàn Quốc kiểm soát với tên gọi Ieodo. 
“Tôi muốn nói lại một lần nữa rằng chúng tôi có quyền kiểm soát lãnh thổ bất biến đối với Ieodo” – Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok nói với các phóng viên. Ông Kim cho biết thêm, hai bên sẽ có các cuộc thảo luận nghiêm túc về vấn đề này trong các cuộc gặp đã được lên kế hoạch giữa Thứ trưởng Quốc phòng hai nước tại Seoul vào ngày 28/11 tới. 
Các tuyên bố của Nhật Bản và Hàn Quốc được đưa ra ngày 23/11 sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập một khu vực trên biển Hoa Đông, trong đó hợp nhất cả các quần đảo mà Trung Quốc đang có tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc. 
Theo quy định của phía Trung Quốc, các máy bay bay qua khu vực này phải thông báo về kế hoạch bay, “giữ liên lạc 2 chiều qua radio” và “phản ứng kịp thời và hợp lý” đối với các yêu cầu nhận dạng. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ có “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” đối với các máy bay không tuân theo các quy định nói trên.               

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.