Nhật công bố nhiều sáng kiến hợp tác quan trọng tại HNCC ASEAN – Nhật Bản lần thứ 21

Các nhà lãnh đạo dự hội nghị. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
Các nhà lãnh đạo dự hội nghị. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
(PLO) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã công bố nhiều sáng kiến hợp tác quan trọng như quỹ hỗ trợ của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) về phát triển hạ tầng khu vực, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng (khoảng 80 ngàn người trong 5 năm), khai thác cơ hội cách mạng 4.0, ngăn ngừa rác thải nhựa trên biển, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe người dân…

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao (HNCC) ASEAN 33 và các Hội nghị liên quan, chiều 14/11, tại Singapore đã diễn ra HNCC ASEAN-Nhật Bản lần thứ 21 và kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản. Đây cũng là Cấp cao đầu tiên trong nhiệm kỳ điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản 2018-2021 của Việt Nam. 

Với tư cách là nước điều phối, thay mặt các nước ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu chính về quan hệ ASEAN-Nhật Bản. 

Trong bài phát biểu, Thủ tướng nhận định quan hệ Đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản không ngừng được đẩy mạnh, đạt kết quả rất tích cực trên cả 3 trụ cột hợp tác vì hòa bình và an ninh, kinh tế-thương mại-đầu tư, và hướng đến người dân. 

Nhiều hoạt động đã và đang được triển khai tích cực, nhất là về an ninh biển, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, chống phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân, đào tạo nâng cao năng lực pháp luật, thúc đẩy pháp quyền và hợp tác quốc phòng. 

Nhật Bản là đối tác thương mại thứ 4, nhà đầu tư thứ 2 tại ASEAN, nhà cung cấp hỗ trợ phát triển ODA hàng đầu cho nhiều nước ASEAN. 

Thủ tướng khẳng định ASEAN đánh giá cao hỗ trợ của Nhật Bản qua Quỹ Hội nhập ASEAN-Nhật Bản (JAIF) trong các lĩnh vực hợp tác y tế, môi trường, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ và sáng tạo; tăng cường kết nối thông qua triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và Kế hoạch Công tác ASEAN về Thu hẹp khoảng cách, phát triển tiểu vùng Mekong…

Thủ tướng nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của ASEAN trong thúc đẩy và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của mỗi bên cũng như của khu vực. 

Chia sẻ đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các nước ASEAN nhất trí phát huy hơn nữa nền tảng tốt đẹp trong quan hệ ASEAN-Nhật Bản 45 năm qua, hoan nghênh Nhật Bản tiếp tục phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm ở khu vực, phối hợp cùng ASEAN tại các diễn đàn do ASEAN chủ trì, đóng góp thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau. 

Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định coi trọng vai trò của ASEAN, nhất trí tăng cường hợp tác toàn diện với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm và các nỗ lực thúc đẩy hợp tác, liên kết khu vực của ASEAN. 

Thủ tướng Abe thông báo về kế hoạch tổ chức Ngày ASEAN- Nhật Bản tại Việt Nam trong năm 2019 nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa người dân hai bên. Thủ tướng Nhật cũng công bố nhiều sáng kiến hợp tác quan trọng như quỹ hỗ trợ của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) về phát triển hạ tầng khu vực, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng (khoảng 80 ngàn người trong 5 năm), khai thác cơ hội cách mạng 4.0, ngăn ngừa rác thải nhựa trên biển, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe người dân…

Thủ tướng Abe nhấn mạnh ASEAN và Nhật Bản cần nỗ lực đóng góp củng cố hệ thống thương mại đa phương tự do rộng mở, công bằng và dựa trên luật lệ. 

Thủ tướng ghi nhận một số nước ASEAN, trong đó có Singapore, Việt Nam và Nhật Bản phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trông đợi sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). 

Về các vấn đề quốc tế, khu vực, Thủ tướng Abe khẳng định lại tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định và an ninh, tự do an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, đề cao các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, kiềm chế, không quân sự hóa, không có hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng, nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu quả và thực chất.   

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận chia sẻ của Nhật Bản, khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông và mong muốn Nhật Bản tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của ASEAN thúc đẩy đối thoại, tăng cường lòng tin, tạo dựng môi trường thuận lợi cho đàm phán COC, vì một khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định và thịnh vượng. 

Thủ tướng cũng hoan nghênh Nhật Bản chia sẻ ý tưởng về thúc đẩy hợp tác kết nối hai bờ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực cao nhất để nâng tầm quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của hai bên cũng như khu vực. 

Việt Nam cũng hoan nghênh sáng kiến của Thủ tướng Abe tổ chức Ngày ASEAN-Nhật Bản và sẵn sàng cùng Nhật Bản tổ chức thành công sự kiện trong năm 2019. 

Kết thúc Hội nghị, các Lãnh đạo ASEAN-Nhật Bản nhất trí thông qua Tuyên bố 45 năm kỷ niệm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.