Nhật bồi thường cho hàng nghìn nạn nhân bị ép triệt sản

Nhật bồi thường cho hàng nghìn nạn nhân bị ép triệt sản
(PLVN) - Nhật Bản mới đây chính thức xin lỗi hàng chục ngàn nạn nhân bị ép buộc triệt sản theo Luật Bảo vệ Ưu sinh được mô tả là nhằm ngăn chặn những đứa trẻ “hạ cấp” chào đời, đồng thời cam kết sẽ bồi thường. Động thái này được cho là bước tiến đáng hoan nghênh sau nhiều năm im lặng của chính phủ nước này.

Trong một bài phát biểu, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga đã bày tỏ “sự hối hận chân thành và lời xin lỗi từ đáy lòng” tới các nạn nhân. Lời xin lỗi được đưa ra ngay sau khi Quốc hội nước này ban hành một đạo luật nhằm cung cấp các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm khoản bồi thường 3,2 triệu yen (tương đương hơn 660 triệu đồng) cho mỗi nạn nhân. Luật khắc phục hậu quả mới này được thông qua đã thừa nhận rằng nhiều người đã bị buộc phải phẫu thuật để loại bỏ các cơ quan sinh sản hoặc điều trị bức xạ để triệt sản, khiến họ đau đớn cả về tinh thần và thể xác. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi và nói rằng, mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng xã hội Nhật sẽ tránh xa sự phân biệt đối xử với những người khuyết tật. “Trong thời kỳ luật này có hiệu lực, nhiều người đã phải trải qua các hoạt động khiến họ không thể có con dựa trên tình trạng khuyết tật hoặc một căn bệnh mãn tính khác, khiến họ đau khổ. Là chính phủ thực hiện luật này, sau khi tự vấn sâu sắc, tôi muốn xin lỗi từ tận đáy lòng”, ông Abe nói.

Trước đó, một làn sóng kêu gọi bồi thường cho các nạn nhân đã bùng nổ khi họ bắt đầu khởi kiện Chính phủ Nhật Bản. Các nạn nhân và nhiều người ủng hộ cáo buộc rằng việc chính phủ thực thi Luật Bảo vệ Ưu sinh đã vi phạm quyền tự quyết, sức khỏe sinh sản và quyền bình đẳng của công dân. Họ đòi quyền lợi rằng gói bồi thường nói trên không thỏa đáng so với những đau khổ họ phải chịu đựng. 

“Các cá nhân này đã bị vi phạm quyền sinh con và nuôi con của mình, vì vậy khoản tiền 3,2 triệu yen thanh toán một lần sẽ không có nghĩa lý gì so với thiệt hại của họ”, ông Paji Niisato, luật sư đại diện cho một số nạn nhân nói với tờ Guardian. 

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, ước tính khoảng 165.000 người Nhật Bản, trong đó có phần lớn là phụ nữ bị khuyết tật, đã bị ép buộc triệt sản khi Luật Bảo vệ Ưu sinh được áp dụng từ năm 1948 đến tận năm 1996. Luật pháp khi đó cho phép các bác sĩ triệt sản, những người bị khuyết tật về trí tuệ do di truyền cũng như các bệnh mãn tính khác như bệnh phong nhằm “ngăn việc tạo ra con cháu có chất lượng thấp”. 

Theo giới chức Nhật, khoảng 8.500 người đồng ý triệt sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi đó là những trường hợp “bắt buộc” vì áp lực mà họ phải đối mặt. Số ca triệt sản bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh cao với 1.362 vụ triệt sản trong chỉ một năm vào giữa thập niên 1950. Khoảng 70% các trường hợp liên quan đến phụ nữ hoặc trẻ em gái và những nạn nhân trẻ nhất chỉ mới 9 hoặc 10 tuổi. 

Sau đó vào năm 1972, chính phủ đưa ra một đề xuất sửa đổi gây tranh cãi trong Luật Ưu sinh, cho phép phụ nữ mang thai mà thai nhi bị khuyết tật được quyền sinh nở. Tới năm 1996, Luật Ưu sinh bị bãi bỏ khi thái độ của người dân thay đổi. 

Bên cạnh đó trong lần bồi thường này, Chính phủ Nhật Bản cũng đã đề nghị bồi thường và xin lỗi khoảng 10.000 bệnh nhân phong, từng bị giam cầm trong các cơ sở biệt lập cho đến năm 1996, khi Luật Phòng chống bệnh phong cũng bị bãi bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.