Nhật Bản thay 4 bộ trưởng do bê bối gây quỹ chính trị

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno (giữa) đến Văn phòng Thủ tướng nước này ở Tokyo vào ngày 14/12. Ảnh: KYODO
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno (giữa) đến Văn phòng Thủ tướng nước này ở Tokyo vào ngày 14/12. Ảnh: KYODO
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 14/12, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chấp thuận đơn từ chức của 4 bộ trưởng thuộc Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền.

Theo hãng tin Reuters, một số nhà lập pháp của LDP đang đối mặt cáo buộc tham nhũng hơn 100 triệu yen (693.000 USD) từ số tiền gây quỹ chính trị.

Các nhân vật dính bê bối gồm Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Nông nghiệp Ichiro Miyashita và Bộ trưởng Nội vụ Junji Suzuki, đã đệ đơn từ chức trong ngày 14/12.

Trong đó, ông Matsunon, người từng giữ chức Tổng thư ký của phe Sewaiken – phe lớn nhất của LDP - trong năm 2020-2021, bị nghi ngờ tham nhũng hơn 10 triệu yen (69.000 USD) từ các sự kiện gây quỹ chính trị của đảng LDP.

Việc từ chức hàng loạt khiến LDP rơi vào tình thế rất bất thường khi không có đại diện từ phe lớn nhất của đảng này trong nội các.

Tổng thư ký Thượng viện của LDP, Tsuyoshi Takagi, cũng đã tuyên bố sẽ từ chức chức vụ trong đảng.

Có 5 thứ trưởng cấp cao cũng từ chức, trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio chứng kiến tỉ lệ ủng hộ giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10/2021.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.