Nhật Bản rung chuyển vì động đất xảy ra ngoài khơi bờ biển Fukushima

Cảnh lộn xộn tại một cửa hàng tiện lợi ở Sendai, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, vào rạng sáng 17/3/2022, sau khi một trận động đất mạnh làm rung chuyển đông bắc Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News
Cảnh lộn xộn tại một cửa hàng tiện lợi ở Sendai, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, vào rạng sáng 17/3/2022, sau khi một trận động đất mạnh làm rung chuyển đông bắc Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Fukushima, Nhật Bản, làm gián đoạn dịch vụ cung cấp điện cho hơn 2 triệu ngôi nhà ở khu vực Tokyo và làm dấy lên lo ngại về một trận sóng thần tiềm tàng ở cùng khu vực từng có một đợt sóng năm 2011 dẫn đến sự cố lò phản ứng hạt nhân.

Động đất xảy ra ngoài khơi bờ biển Fukushima của Nhật Bản

Trận động đất xảy ra lúc 11:36 tối giờ địa phương vào thứ Tư và có tâm là 57 km về phía đông đông bắc của Namie, Nhật Bản, ở độ sâu 63 km, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Namie nằm ở tỉnh Fukushima, cách Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi khoảng 10 km về phía bắc.

Trận động đất mới nhất xảy ra chỉ hai phút sau một trận chấn động mạnh 6,4 độ richter ở cùng khu vực. Một trận động đất mạnh 5,6 độ richter xảy ra sau đó khoảng 45 phút.

Theo giới chức Nhật Bản, ít nhất 4 người thiệt mạng và 94 người bị thương.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã ban hành cảnh báo sóng thần, nhưng sau đó nó đã được dỡ bỏ sau khi những con sóng nhỏ khoảng 20 cm ập vào bờ ở quận Miyagi, phía đông bắc Tokyo.

Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) cho biết họ đang theo dõi tác động đối với các cơ sở của mình, bao gồm cả Fukushima Daiichi, nơi một báo động hỏa hoạn đã được kích hoạt bởi trận động đất.

Trung tâm thành phố Tokyo vào sáng sớm ngày 17/3/ 2022 bị mất điện sau một trận động đất mạnh ở đông bắc Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News

Trung tâm thành phố Tokyo vào sáng sớm ngày 17/3/ 2022 bị mất điện sau một trận động đất mạnh ở đông bắc Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News

Hơn 2 triệu ngôi nhà bị mất điện sau trận động đất lớn vào đêm thứ Tư. Những vụ mất điện được báo cáo bao gồm khoảng 700.000 khách hàng của Tepco ở Tokyo. Cơ quan quản lý hạt nhân của Nhật Bản cho biết không có bất thường nào được quan sát thấy do hậu quả của trận động đất mới nhất, bao gồm cả tại nhà máy hạt nhân Onagawa ở tỉnh Miyagi.

Chính phủ thành lập Văn phòng xử lý khủng hoảng ngay tại tại Phủ thủ tướng. Ông Kishida nói với các phóng viên rằng ông đã chỉ đạo các quan chức thu thập thông tin liên quan và nỗ lực tối đa để giải cứu những người bị thương và ứng phó với những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.

Trận động đất đêm khuya khiến nhiều người Nhật, đặc biệt là những người ở đông bắc Nhật Bản, bất an vì nó xảy ra chỉ vài ngày sau lễ kỷ niệm 11 năm trận động đất M9.0 tàn phá khu vực.

Nhà máy hạt nhân đã bị tàn phá khi trận động đất ngoài khơi 9,0 độ richter vào tháng 3/2011 gây ra một trận sóng thần lớn quét qua tường chắn sóng của nhà máy điện và làm ngập phần dưới của bốn tổ máy phát điện. Lũ lụt đã đánh sập các máy phát điện khẩn cấp cung cấp năng lượng cho các máy bơm làm mát của nhà máy, dẫn đến sự cố chảy máy của ba lò phản ứng.

Tất cả sáu lò phản ứng tại nhà máy kể từ đó đã ngừng hoạt động vĩnh viễn, nhưng Nhật Bản đang hết khả năng lưu trữ nước thải tại Fukushima Daiichi và có kế hoạch bắt đầu xả nước phóng xạ ra đại dương vào năm 2023.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.