Nhập viện khi đang ăn cơm với chả lá lốt

Dị vật sau khi được lấy ra khỏi đường thở người bệnh.
Dị vật sau khi được lấy ra khỏi đường thở người bệnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi đăng ăn cơm trưa với món chả lá lốt, người đàn ông Thái Nguyên bất ngờ bị sặc, đến viện được các bác sĩ gắp ra sợi gân lợn dài 7cm.

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa thực hiện nội soi gắp thành công dị vật dài 7cm nằm trong đường thở cho người bệnh N.V.L, 51 tuổi, ở xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, Thái Nguyên.

Người bệnh L có tiền sử ung thư thực quản. Theo lời kể của gia đình, trong lúc ông L đang ăn cơm trưa với chả lá lốt thì bị sặc, sau đó đột ngột xuất hiện ho, khó thở, đau ngực trái và được chuyển ngay vào Bệnh viện Lao và Bệnh viện Phổi Thái Nguyên.

Tại đây, ông L được chẩn đoán suy hô hấp, có dị vật phế quản, ung thư thực quản và tăng men gan. Trước tình trạng trên, ông L tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để cấp cứu.

Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được thăm khám, xét nghiệm và chụp cắt lớp. Kết quả cho thấy có hình ảnh nghi ngờ dị vật kích thước 2,3x6mm đoạn gốc của phế quản. Người bệnh tiếp tục diễn biến suy hô hấp nhanh, ngay lập tức được đặt ống nội khí quản.

Sau đó ông L được chỉ định nội soi phế quản lấy dị vật. Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện ở phế quản gốc bên trái có dị vật màu trắng ngà kèm lẫn những sợi rau màu xanh gây bít tắc hoàn toàn lòng phế quản bên trái.

Sau phẫu thuật, bác sĩ đã lấy được hoàn toàn dị vật là sợi và gân thịt lợn, rau xanh dài gần 7cm, rộng 1.5cm ra khỏi đường thở. Khoảng 15 phút sau, người bệnh hết tím tái, có thể tự thở hoàn toàn, được rút ống nội khí quản và cho thở oxy gọng kính.

Hiện sức khỏe người bệnh L đã ổn định, đang được theo dõi và điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu.

Bác sĩ khoa Hô hấp cho biết: Thông thường những người bị dị vật đường thở thường có triệu chứng khó thở, đau tức ngực, ho, khạc đờm… rất hay nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp nên dễ bị bỏ qua.

Do đó, người bệnh, người dân cần chú ý ăn uống đúng cách để tránh sặc; ăn từ từ, không được nằm khi ăn hoặc uống bất cứ loại gì; nên ăn miếng nhỏ và gập cổ khi nuốt; không xem ti vi, đọc báo… làm mất tập trung khi ăn.

Khi có triệu chứng ho sặc khi nuốt, khi đang nhai, thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn… người bệnh cần đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.