Nhập viện cấp cứu vì món cá ngạnh

Xương cá dài 2,5cm sau khi được các bác sĩ gắp ra khỏi hầu họng của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Xương cá dài 2,5cm sau khi được các bác sĩ gắp ra khỏi hầu họng của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khi đang ăn tối với món cá (cá ngạnh) cùng bạn bè, bệnh nhân cảm giác khó nuốt, nuốt vướng. Ngay sau đó, người đàn ông này phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mới nội soi gắp xương cá cho bệnh nhân nam, 47 tuổi ở Đông Anh, Hà Nội.

Bệnh nhân vốn khoẻ mạnh. Khi đang ăn tối với món cá (cá ngạnh) cùng bạn bè, người đàn ông cảm giác khó nuốt, nuốt vướng, nghi bị hóc xương. Bệnh nhân đã đi khám tại phòng khám Tai Mũi họng gần nhà nhưng không giải quyết được tình trạng nên đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh). Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán có dị vật trong hầu họng.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân được Ths. BS Nguyễn Tất Thành và ê kíp trực của khoa Thăm dò chức năng thực hiện thủ thuật nội soi lấy dị vật. Ê kíp đã thực hiện đưa đèn nội soi vào vùng hạ họng – thanh quản, sát gốc lưỡi.

Hình ảnh cho thấy có mảnh xương cá găm sâu vào gốc lưỡi, niêm mạc xung quanh phù nề. Sau 15 phút các bác sĩ đã đã tiến hành gắp mảnh xương cá qua nội soi bằng dụng cụ chuyên dụng. Mảnh xương dài xấp xỉ 2,5 cm, 1 đầu nhọn. Bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.

Bác sĩ Thành chia sẻ, hóc dị vật đường tiêu hóa thường gặp ở thực quản, dạ dày. Nếu không được xử lý kịp thời nó sẽ để lại một số biến chứng như: tạo ổ áp xe, chảy máu, thủng… Ngày nay y học đã phát triển, các kỹ thuật nội soi đã được triển khai. Khi nghi có dị vật đường tiêu hóa, người bệnh nên đến cơ sở y tế để gắp dị vật qua nội soi.

Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả. Người bệnh sẽ được khám lâm sàng, chụp X-quang để xác định. Sau đó ê kíp sẽ tiến hành gắp dị vật qua nội soi gây mê đường tiêu hóa đảm bảo an toàn, không đau.

“Người dân tuyệt đối không nên chữa hóc dị vật bằng các mẹo dân gian bởi nếu dị vật để lâu có thể gây thủng ruột, nhiễm trùng, áp xe và nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...