Nhập siêu trở lại sau gần 2 năm

Nhập siêu trở lại sau 22 tháng. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
Nhập siêu trở lại sau 22 tháng. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cán cân thương mại hàng hóa tháng 5 đã trở lại nhập siêu 1 tỷ USD sau 22 tháng duy trì xuất siêu. Điều này có gây trở ngại gì cho kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 của Việt Nam?

Nhập siêu trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa ước đạt 156,7 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu (NK) hàng hóa ước đạt 148,7 tỷ USD... Sau 5 tháng Việt Nam giữ vững cán cân thương mại xuất siêu 8 tỷ USD và các yếu tố quan trọng trong xuất nhập khẩu vẫn duy trì tốt như kim ngạch XK đi các thị trường truyền thống (Mỹ, châu Âu…) vẫn tăng đều; Đa số các mặt hàng NK là nhóm hàng tư liệu sản xuất (chiếm 94% kim ngạch), nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 8,87 tỷ USD, chiếm 6%.

Đáng chú ý, số liệu này cũng cho thấy, kim ngạch XK hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD; trong khi đó kim ngạch NK hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 33,81 tỷ USD. Như vậy, tháng 5/2024 là tháng đầu tiên Việt Nam nhập siêu sau gần 2 năm duy trì tốc độ xuất siêu hàng tháng. Lần gần nhất cán cân thương mại hàng hóa ghi nhận nhập siêu là tháng 5/2022, ở mức 2,02 tỷ USD.

Mặc dù vậy, việc nhập siêu trở lại lại được nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu kinh tế nhìn nhận tích cực, vì cho rằng điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp (DN) sản xuất tăng mua nguyên liệu, vật tư để phục vụ cho các đơn hàng mới được ký kết. Tổng cục Thống kê cũng cho rằng, nhập siêu quay lại là điều đáng quan tâm, nhưng có thể kỳ vọng hơn do nhập siêu đến từ việc NK thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng mạnh. Cụ thể, trong tháng 5/2024, NK linh kiện điện tử máy tính, máy móc thiết bị tăng 27,3%; nguyên vật liệu dệt may tăng mạnh với mức 33%... Điều này cho thấy sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi tích cực hơn trong thời gian tới.

Dù cán cân thương mại sau 5 tháng vẫn xuất siêu cao nhưng Tổng cục Thống kê vẫn đưa ra khuyến cáo cho rằng, trong tháng 5, mức tăng của kim ngạch NK hàng hóa lớn hơn mức tăng của kim ngạch XK hàng hóa, xu thế xuất siêu có dấu hiệu chậm lại.

“Khi nhập siêu có dấu hiệu quay trở lại, chúng ta cần chú trọng đa dạng hóa thị trường NK, đặc biệt là thị trường NK nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, tránh tình trạng phụ thuộc lớn vào một thị trường; Từng bước cải thiện cán cân thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu theo hướng cân bằng hơn; Chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng NK hàng hóa phù hợp; Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng NK và sử dụng hiệu quả hàng rào kỹ thuật” - đại diện Tổng cục Thống kê lưu ý.

Nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu

Đại diện Bộ Công Thương cũng đánh giá, việc nhập siêu trở lại sau thời gian gần 2 năm cũng chưa cho thấy có dấu hiệu gì đáng lo bởi việc hồi phục XK của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy cán cân thương mại hàng hóa vẫn giữ vững đà tăng trưởng. Chưa kể, XK phục hồi ở cả khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực DN 100% vốn trong nước. Trong đó, nhóm DN trong nước có tốc độ tăng trưởng cao hơn (tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 12,4% của nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài). Cùng với đó là XK sang các thị trường đối tác trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đều có sự phục hồi tốt.

Mặc dù vậy, Bộ Công Thương cũng đánh giá, hoạt động XK và khai thác ưu đãi từ các FTA còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa tận dụng tối đa các cơ hội có được, tính chuyên nghiệp và bền vững của một bộ phận DN chưa cao. Do đó, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đã có nhiều cuộc làm việc để thúc đẩy XK các mặt hàng có thế mạnh, đặc biệt là nông sản sang các thị trường truyền thống và các thị trường đã có FTA để tận dụng thuế quan NK. Đồng thời sẽ tăng cường khai thác các thị trường còn tiềm năng như Nga, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi…

Cùng với đó, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao đàm phán mở cửa thị trường XK, đặc biệt cho các mặt hàng trái cây và sản phẩm trồng trọt. Trước mắt, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các tham tán thương mại cùng vào cuộc để tiêu thụ các nông sản tới vụ (như vải, chôm chôm, nhãn, sầu riêng…) và phối hợp với các bên liên quan của Việt Nam và Trung Quốc để điều tiết tốt tốc độ thông quan tại các cửa khẩu biên giới.

Theo Bộ Công Thương, đến nay, Việt Nam đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 FTA với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; Tổng kim ngạch XK sang các nước đối tác tham gia các FTA chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch XK của Việt Nam. Trong đó, tổng kim ngạch XK được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2023 đạt trên 86 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2022, chưa kể kim ngạch XK sang các thị trường đối tác tham gia các FTA đã xóa bỏ thuế quan về 0%. Bên cạnh đó, đang đàm phán, chuẩn bị khởi động đàm phán 3 hiệp định và 1 khung khổ kinh tế (Khung khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.