Nhanh chóng khắc phục bất cập, đáp ứng đòi hỏi chính đáng của người dân

Thủ tướng và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri.
Thủ tướng và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri.
(PLVN) - Đối với các vấn đề bất cập mà cử tri nêu, Thủ tướng Chính phủ cho biết, đã chỉ đạo các bộ, ngành vào cuộc quyết liệt, khắc phục dứt điểm, với tinh thần cố gắng khắc phục nhanh chóng, đáp ứng đòi hỏi chính đáng của người dân.

Chiều 17/11, tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri TP Cần Thơ sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã báo cáo với cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tại Kỳ họp; tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri để tổng hợp, báo cáo, phản ánh đến cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền.

Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Quốc hội đánh giá cao những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực của đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều khó khăn, thách thức.

“Nhu cầu phát triển tăng lên, yêu cầu, mong muốn của người dân cao hơn, nhiệm vụ nặng nề hơn”, Thủ tướng nói. Trong khi đó, nhiều trường hợp đột xuất, bất ngờ ập đến, không thể dự báo trước, nhưng chúng ta đã bình tĩnh ứng phó một cách phù hợp.

Thủ tướng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh. Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và việc lập các quy hoạch còn chậm. Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro. Thu hút FDI gặp nhiều khó khăn…

Trao đổi với cử tri về các nhiệm vụ, giải pháp năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Quốc hội đã có quyết nghị, theo đó, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Tập trung phòng chống, kiểm soát dịch bệnh; tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Cho rằng trên mạng có nhiều tin xấu, tin giả, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời định hướng thông tin, dẹp tan thông tin xấu độc.

Thủ tướng trực tiếp giải đáp nhiều kiến nghị của cử tri.

Thủ tướng trực tiếp giải đáp nhiều kiến nghị của cử tri.

Đối với các vấn đề cử tri Cần Thơ quan tâm, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đây đều là những ý kiến, kiến nghị xuất phát và sát với thực tiễn, đúng và trúng vấn đề xã hội quan tâm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp trả lời hầu hết các ý kiến, kiến nghị, tâm tư, băn khoăn của cử tri TP Cần Thơ về phát triển năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu, nhân viên y tế nghỉ việc, sách giáo khoa, nhà ở cho công nhân, thuốc, vật tư y tế, đầu tư xây dựng cao tốc…

Đối với kiến nghị của cử tri về sửa đổi Luật Đất đai, Thủ tướng Chính phủ cho biết, các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét; việc xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dựa trên cơ sở tổng hợp những bất cập từ thực tiễn để đề xuất ban hành các quy định mới đảm bảo tính công khai, minh bạch góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất...

Trả lời đề xuất của cử tri về chỉ nên chọn 1 hoặc 2 bộ sách chất lượng nhất để sử dụng chung cho cả nước ổn định lâu dài, Thủ tướng Chính phủ cho biết, sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông, được triển khai từ năm học 2002-2003 và ổn định đến nay, tiếp tục được sử dụng đến năm học 2024-2025.

Cũng theo Thủ tướng, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt và các địa phương tổ chức lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội. Như vậy, sách giáo khoa được sử dụng lâu dài và chỉ thay đổi theo lộ trình Quốc hội đã quy định.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 08/6/2022 và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ phương án sử dụng ngân sách Nhà nước để mua sách giáo khoa đưa vào thư viện các trường học cho học sinh mượn dùng để tái sử dụng nhiều lần, nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa…

Đối với các vấn đề bất cập mà cử tri nêu, Thủ tướng cho biết, đã chỉ đạo các bộ, ngành vào cuộc quyết liệt, khắc phục dứt điểm, kể cả đổi mới, hoàn thiện thể chế, cách thức thực hiện với tinh thần cố gắng khắc phục nhanh chóng, đáp ứng đòi hỏi chính đáng của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

Đọc thêm

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.