Nhanh chóng có phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, lãnh đạo UBND TP Hà Nội, TP HCM về giải pháp, phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải lây nhiễm phát sinh từ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Về vấn đề này, Bộ Y tế báo cáo, hiện nay có 38 tỉnh, thành phố thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại các bệnh viện. Tuy nhiên, lượng chất thải phát sinh rất ít tại trạm y tế xã, cơ sở y tế quy mô nhỏ, phân tán nên khó khăn, chi phí cao trong việc thu gom, vận chuyển. Đáng chú ý, vẫn còn 25 tỉnh, thành phố chưa ban hành kế hoạch hoặc chưa bố trí kinh phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ sở y tế trong việc tìm đơn vị để chuyển giao chất thải đưa đi xử lý. Bởi trong quá trình chống dịch, rất nhiều cơ sở thu dung, cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19 xuất hiện tình trạng quá tải chất thải y tế, chất thải lây nhiễm do không được đưa đi xử lý.

Còn tại cộng đồng, với khoảng 87% ca mắc COVID-19 được điều trị tại nhà, nơi lưu trú, đã phát sinh lượng lớn chất thải lây nhiễm nhưng việc thu gom, xử lý còn nhiều hạn chế. Thậm chí nhiều gia đình chưa phân biệt, phân loại chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt.

Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận định, do thiếu nhân lực, phương tiện thu gom nên không thể giám sát chặt chẽ chất thải lây nhiễm của những hộ gia đình có người nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, toàn quốc hiện có hơn 80 cơ sở xử lý chất thải có chức năng xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm. Hệ thống các cơ sở xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế chưa đủ năng lực xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm liên quan đến dịch COVID-19.

Tại TP HCM, lượng chất thải y tế cần xử lý tăng từ mức 40 tấn/ngày lên đến đỉnh điểm là gần 150 tấn/ngày. Các cơ sở xử lý chất thải y tế gặp áp lực rất lớn để thu gom, xử lý rác thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung… Ngoài ra, xử lý rác thải tại gia đình có người nhiễm COVID-19 cũng là vấn đề lớn.

Còn tại TP Hà Nội có 2 cơ sở xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm tập trung với tổng công suất 31 tấn/ngày, đang vận hành ở mức 11-12 tấn/ngày. Đối với thu gom chất thải lây nhiễm tại gia đình có người nhiễm COVID-19, thành phố giao cho các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án hướng dẫn người dân phân loại chất thải y tế, nhân viên thu gom, vận chuyển… Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh hiện nay, việc cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19 chiếm tỉ lệ rất lớn, vì vậy, cần phải rà soát lại các hướng dẫn, tăng cường tập huấn, hỗ trợ người dân phân loại chất thải lây nhiễm; bổ sung phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm tại nhà, có kiểm tra, giám sát không để phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.

Trước thực tế khó khăn nêu trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ngay từ đầu dịch, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ, ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm tại các cơ sở y tế, cộng đồng, người dân, cũng như trách nhiệm của địa phương trong tổ chức kế hoạch thực hiện, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Qua thực tiễn phòng, chống dịch, nhiều kinh nghiệm, bài học đã được rút ra trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm.

Thời gian tới Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát, đánh giá lại các văn bản, hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm; tổ chức quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, nhất là tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. “Chúng ta phải cần sẵn sàng tình huống có dịch bệnh mới trong tương lai hoặc khả năng xuất hiện các đợt dịch mới, các biện pháp y tế, trong đó có xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm phải làm tốt hơn trước”, Phó Thủ tướng nói.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.