Nhãn tươi Việt Nam chính thức vào thị trường Australia

- Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau một thời gian dài đàm phán và hoàn thiện các thủ tục, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia đã cho phép quả nhãn tươi Việt Nam được xuất khẩu vào Australia.

Lễ công bố chính thức và trao chứng nhận xuất khẩu nhãn sẽ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia công bố tại Hà Nội trong ngày 29/8 tới, khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia có chuyến công tác tại Việt Nam.

Như vậy, nhãn là loại trái cây tươi thứ tư được xuất khẩu vào Australia, sau quả vải, xoài và thanh long.

Nhãn tươi Việt Nam chính thức vào thị trường Australia (Ảnh: HNV)

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Australia, phía Australia yêu cầu quả nhãn xuất khẩu vào thị trường này phải có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản xuất và xuất khẩu theo quy trình vận hành đáp ứng yêu cầu chất lượng, xác minh tình trạng kiểm dịch thực vật đáp ứng điều kiện nhập khẩu hoa quả tươi vào Australia.

Bên cạnh đó, quả nhãn trước khi xuất khẩu phải được xử lý chiếu xạ. Các lô hàng xuất khẩu phải được kiểm tra bởi các đơn vị kiểm dịch của Cục Bảo vệ Thực vật phía Việt Nam trước khi xuất khẩu, đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi trong các lô hàng phải phủ kín không để côn trùng xâm nhập.

Đối với vận chuyển bằng đường biển, số container và số niêm phong phải được xác nhận và ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc trên chứng từ thương mại. Nếu được xác nhận trên vận đơn thì số chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng phải được ghi rõ.

Cụ thể, nhãn tươi đóng gói phải được dán nhãn với các thông tin xác minh đầy đủ nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc gồm: Sản phẩm của Việt Nam cho thị trường Australia; loại trái cây; mã số cơ sở đóng gói (PHC); mã số cơ sở xử lý (TFC); số định dạng xử lý. Công đoạn đóng gói và vận chuyển không để ô nhiễm bởi kiểm dịch côn trùng hoặc các điều kiện liên quan.

Tất cả các vật liệu bằng gỗ liên quan đến lô hàng được sử dụng để đóng gói và vận chuyển các sản phẩm tươi, phải tuân thủ chính sách về các yêu cầu thông tin phi hàng hóa. Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến chẳng hạn như rơm.

Các container nhãn vận chuyển bằng đường biển phải được kiểm tra bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam trước khi xếp hàng, để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập. Khi hàng cập cảng, nhãn phải được xác minh các giấy chứng nhận và chứng từ kèm theo phải cung cấp cho Bộ Nông nghiệp Australia để đánh giá, xác minh việc tuân thủ các điều kiện nhập khẩu trước khi thông quan.

Các lô hàng trong quá trình kiểm soát an toàn sinh học không được phép chuyển tiếp bằng đường bộ khi không được Bộ Nông nghiệp Australia đồng ý. Vận chuyển các lô hàng bằng đường không hoặc đường biển để kiểm tra tại cảng đến được cho phép.

Thương vụ Việt Nam tại Australia lưu ý, trước khi nhập khẩu vào Australia, doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký giấy phép hợp lệ do Bộ Nông nghiệp Australia cấp. Giấy phép nhập khẩu được cấp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập khẩu.

Nếu nhà nhập khẩu nhận biết được các thông tin cung cấp cho nhân viên phụ trách an toàn sinh học là không chính xác hoặc còn thiếu, nhà nhập khẩu đó hoặc đại lý của họ phải thực hiện sớm nhất có thể việc: Thông báo cho Giám đốc cơ quan an toàn sinh học; cung cấp các thông tin bổ sung hoặc chính xác cho Giám đốc cơ quan an toàn sinh học

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện, quả nhãn tươi Việt Nam được xuất khẩu đến hàng chục quốc gia trên thế giới, nhiều nhất là thị trường Trung Quốc và thị trường khó tính nhất là Mỹ. Sau Australia, Cục Bảo vệ Thực vật đang tích cực xúc tiến để xuất khẩu nhãn vào thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc./.

Đọc thêm

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Có nên đi đổ đầy bình xăng trong hôm nay?

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (9/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,7-2,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Siêu thị đồng loạt tung khuyến mại hút khách sắm Tết sớm

Nhiều siêu thị đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Không khí mua sắm hàng hóa Tết đang dần “nóng” lên. Tại hầu hết các siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dịp Tết được trưng bày tại các vị trí bắt mắt. Đồng thời, hàng loạt siêu thị đã tung ra các chương trình khuyến mại nhằm hút khách sắm Tết sớm.

Ngày mai, giá xăng có thể tăng

Ảnh minh họa
Trong kỳ điều hành ngày mai (2/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,3-0,5% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Giá xăng trong nước ngày mai ra sao?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/12), giá xăng trong nước được dự báo tăng 1,8%, trong khi giá dầu có thể tăng 1,5-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Vĩnh Phúc: Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Sản phẩm hàng Việt được bày bán tại siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) - Những mặt hàng “Made in Vietnam” ngày càng chiếm ưu thế tại hệ thống siêu thị, hay trong các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó có được là nhờ việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.