Nhân tố mới trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương Kỳ 1: Khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. (Ảnh: VGP)
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sau hơn một năm đi vào hoạt động, các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã khẳng định chủ trương đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta, từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”.

Những tín hiệu vui

Xác định cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) là “cuộc chiến” không dừng, không nghỉ, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra phương châm: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Trên tinh thần đó, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo PCTN,TC cấp tỉnh (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) để chỉ đạo toàn diện và hiệu quả công tác này tại các địa phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, từ sau khi các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đi vào hoạt động, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét. (Ảnh: Phạm Cường)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, từ sau khi các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đi vào hoạt động, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét.

(Ảnh: Phạm Cường)

Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, ngày 02/6/2022, Ban Bí thư ban hành Quy định số 67-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Có thể nói, đây là yếu tố tạo nên bước đột phá mới, giúp cuộc đấu tranh PCTN,TC của Đảng và Nhà nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, đồng bộ hơn, gắn kết chặt chẽ hơn giữa “xây” và “chống”. Trong vòng gần 3 tháng, từ khi có Nghị quyết của Trung ương, đến tháng 8/2022, tất cả 63/63 địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và khẩn trương vào cuộc.

Trên “nóng”, dưới cũng ngày càng “nóng” lên

“Có thể thấy, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét từ sau khi các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động; số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện, khởi tố mới tăng cao (tính từ khi thành lập đến nay, các địa phương trong cả nước đã khởi tố 530 vụ án, 1.858 bị can về tội tham nhũng, tăng gấp 1,5 lần về số vụ án và tăng hơn 800 bị can so với năm 2021); số vụ, việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp và số cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu vi phạm bị phát hiện, xử lý cũng nhiều hơn, không còn tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới”, “hạ cánh an toàn” như trước đây; góp phần quan trọng từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; giờ đây trên “nóng”, dưới cũng ngày càng “nóng” lên. Đây cũng là câu trả lời thuyết phục nhất đối với những băn khoăn, lo lắng của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN,TC cấp tỉnh, diễn ra hồi tháng 6 vừa qua.

Mặc dù còn những khó khăn, tồn tại, nhưng nhiều Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã có những kinh nghiệm quý, cách làm hay và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC cho biết: các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện ngay nhiệm vụ được giao; tạo chuyển biến mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở; bước đầu khắc phục được hạn chế mà lâu nay chúng ta vẫn nói là “trên nóng, dưới lạnh”. Đặc biệt, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã trực tiếp tiến hành gần 150 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác PCTN,TC; qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện nhiều sai phạm; kiến nghị xử lý nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Đồng thời tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm được nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực tồn đọng kéo dài, liên quan đến cán bộ lãnh đạo địa phương, dư luận bức xúc, mà trước đây không xử lý được.

Chỉ trong một năm, sau khi được thành lập, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã rà soát, đưa 600 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý. Nhiều địa phương đã phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý nhiều vụ án lớn... “Đến nay, có thể khẳng định, chưa bao giờ công tác đấu tranh PCTN,TC ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh khi phát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 5/2023).

Phân cấp, phân quyền cụ thể

Trao đổi với PLVN, ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong vòng hơn 1 năm qua cho thấy đây là biện pháp tốt, giúp cho cả hệ thống chính trị làm công tác PCTN,TC có cơ sở pháp lý, có lực lượng để thực hiện, vì PCTN,TC không phải chỉ ở Trung ương mà có cả ở địa phương, thậm chí ở địa phương còn nhiều. “Trước đây, khi chưa có Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, chỉ có Ban Chỉ đạo cấp Trung ương và như vậy khi Ban Chỉ đạo Trung ương “nhìn” thấy ở đâu thì “xuống” đó. Qua hơn 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chứng tỏ rằng chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là rất đúng. Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã mang lại những kết quả thiết thực, phát hiện, xử lý được nhiều vụ án, vụ việc của địa phương” - ông Ngô Văn Sửu nói.

Ông Trịnh Xuân An. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Ông Trịnh Xuân An. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Cùng quan điểm, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết, lâu nay, chúng ta có chủ trương rất quan trọng không chỉ trong PCTN,TC mà còn trong điều hành kinh tế - xã hội, trong quản lý vĩ mô, đó là sự phân cấp, phân quyền. Và kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là một trong những minh chứng cho thấy sự đúng đắn của việc phân cấp, phân quyền.

“Chúng ta trao quyền nhưng cũng giao trách nhiệm, ràng buộc trách nhiệm của các địa phương trong công tác PCTN,TC. Chúng ta đã nói PCTN,TC là của cả hệ thống chính trị nhưng nếu chúng ta không có một mô hình tổ chức phù hợp thì sẽ hạn chế hiệu quả. Do đó, tôi cho rằng việc hình thành được Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với người đứng đầu là Bí thư và những người nắm giữ các vị trí rất quan trọng ở địa phương sẽ ràng buộc trách nhiệm của địa phương trong công tác PCTN,TC... Ở địa phương, cơ sở, người dân sẽ thấy được những vụ việc kéo dài có tính chất điển hình mà không bị xử lý (hoặc do nể nang, do cơ chế hoặc có vấn đề “thoái hóa” trong một bộ phận làm công tác PCTN,TC). Nhưng hiện nay, với vai trò của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, chúng ta đã xử lý được. Nhiều địa phương vừa qua thực tế rất chủ động, xử lý rất nhiều, được người dân đánh giá cao” - ông An phân tích.

Trên thực tế, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, các cơ quan chức năng cũng đã phối hợp ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả hơn, không để xảy ra tình trạng “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng, cá cậy vây”... Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì công tác PCTN,TC thực sự đã trở thành một phong trào, một xu thế không làm không được, được dư luận, nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, vì đã có nhân tố mới là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong công tác đấu tranh PCTN,TC ở địa phương, cơ sở.

Đáp ứng mong mỏi của nhân dân, cử tri cả nước

Bày tỏ đồng tình và đánh giá rất cao việc Trung ương quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng, hoạt động của các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong hơn 1 năm qua đã thể hiện rằng PCTN,TC không chỉ là việc của cấp cao, của Trung ương mà là của cả hệ thống chính trị. Một điều rất quan trọng nữa, đó là chúng ta thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, kết hợp với nhiều các biện pháp khác, biến những quyết tâm trong PCTN,TC thành hiện thực, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân, cử tri cả nước.

Kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cũng cho thấy sự chuyển biến trong công tác PCTN,TC, thông qua những số liệu như 2.196 văn bản được các Ban Chỉ đạo tham mưu, ban hành, chỉ đạo ban hành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTN,TC ở địa phương. Đây là một con số rất ấn tượng. Hay như con số 444 vụ án, 156 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo... “Nếu không thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, chắc chắn chúng ta khó đạt được kết quả này, bởi Ban Chỉ đạo Trung ương không thể bao quát, trực tiếp chỉ đạo hết với số lượng lớn như vậy... Những số liệu trên cũng cho thấy hiệu quả công tác PCTN,TC đã được nâng lên rõ rệt”, ông Trịnh Xuân An đánh giá.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đọc thêm

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.